Akwaaba!
Chúc các cháu tháng 10 vui vẻ! Ở bên Mỹ tháng này là tháng cô hồn, nên các cháu đọc newsletter thấy hay nhớ reply để chú không cô đơn nhé :D
1 Idea: 1 góc nhìn khác về turnover rate
Turnover rate, hay tỉ lệ người lao động thôi việc, thường được coi là một chỉ số tiêu cực trong các tổ chức. Con số này có lẽ được cho là tỉ lệ thuận với độ không thỏa mãn của các thành viên với tổ chức. Nhân viên càng không thỏa mãn, turnover rate càng cao.
Trong “Range”, David Epstein cho mình một cách khác để nhìn turnover rate. Theo ý hiểu của mình, David Epstein cho rằng turnover rate cao hay không thực ra chẳng quan trọng lắm, điều quan trọng là turnover rate cao lúc nào. Turnover rate cao trong 3 tháng thử việc, hay sau 1 năm làm việc chính thức?
Nếu turnover rate cao sau 1 năm làm việc thì oke, bộ phận nhân sự nên bắt đầu nghiên cứu tại sao.
Nhưng nếu turnover rate cao trong 3 tháng thử việc, có lẽ, recruiter nên coi đó là một dấu hiệu tốt vì những người thực sự không phù hợp với văn hóa và cách làm việc của tổ chức đang bị loại bỏ sớm hơn. Người xin nghỉ cũng nên vui vì họ phát hiện rằng mình không hợp với công ty trong 3 tháng chứ không phải sau 1, 2, hay 10 năm.
Nói rộng hơn chuyện tuyển dụng hay nhân sự, mình nghĩ chúng ta cũng phải nhìn quit rate (tỉ lệ bỏ cuộc) trong cuộc sống dưới một lăng kính khác. Góc nhìn đó đã được phân tích ở đây!
1 Blog
“Ấn tượng đầu tiên & Ký ức cuối cùng” là 1 blog mình reflect về chuyện bỏ việc và rời bỏ một tổ chức. Một bài học về sự chuyên nghiệp.
TL;DR: Người ta có thể quên cách bạn bước vào, nhưng họ sẽ luôn nhớ cách bạn bước ra.
Blog này cũng rất liên quan đến ý tưởng về turnover rate. Mình sẽ có cảm tình với các đồng chí sớm nhận ra mình không hợp và exit đẹp, hơn là các đồng chí cố cả nể ở lại và exit tồi.
1 Quote
We fail when we stuck with tasks we don’t have the guts to quit.
~ Seth Godin
Em nghĩ thật ra trong trường hợp nào thì bên HR cũng nên bắt tay vào tìm hiểu vấn đề nhưng với những góc độ tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn Turnover rate cao trong 3 tháng thử việc thì HR nên tìm hiểu văn hóa công ty mình có đang bị lỗi thời không hoặc tìm cách điều chỉnh quá trình tuyển dụng để có thể sàng lọc một cách tốt nhất nhằm tiết kiệm thời gian.
thực ra câu hỏi cuối câu trả lời thật là "it depends", khi lòng người khác là những người giỏi và có ảnh hưởng, hiện tại tại góc nhìn của một người trẻ và "chưa có ảnh hưởng" lắm, mình không sợ mất thời gian của mình bằng mất lòng người khác. Nhưng 80% thời gian, thì sợ mất thời gian của mình :)