Chào mừng bạn đến với phần 2 của series Làm thuê reflection.
Trong công việc của mình, 1 project sẽ kéo dài 3 tháng bao gồm thiết kế thử nghiệm, thực thi, và nghiệm thu - tất cả được thực hiện bởi mình và giám sát bởi sếp. Ở dự án đầu tiên mình làm, thử nghiệm là Meta Ads, và mình được giao nhiệm vụ giúp công ty đi từ “ads là gì?” đến “chạy được ads” trong 1 tuần.
Bối cảnh: mình CHƯA BAO GIỜ chạy ads.
Và dĩ nhiên, tuần đầu tiên ads mình chạy fail lòi.
Thấy tiếc tiền của công ty quá, mình xin sếp cho tạm dừng ads để học hành bài bản. Và sếp mình hỏi vặn lại: “Tại sao không vừa học vừa chạy được?”
“Thì em nghĩ là nên học trước, nắm thật vững kỹ thuật rồi chạy cho đỡ tốn tiền.”
We only fail if you’re not learning. I’d rather pay more if we can accelerate the learning. Remember, TIME is the most valuable asset, not money. If we’re learning fast that this channel doesn’t work or this is how we can make it work, we’re winning.
The result itself is never failure. The lack of learning is.
“Tao thà tiêu thêm tiền nếu mày có thể học nhanh hơn. Nhớ này: thời gian mới là tài nguyên quý giá nhất, không phải tiền. Và chúng ta chỉ thất bại nếu mày đang không học được gì thôi. Nếu mày đang học rất nhanh, tức là mình đang thắng.
Kết quả không bao giờ là thất bại. Không học được gì mới là thất bại.”
Chà. Bài học đầu tiên về cái gì là quan trọng.
Tốc độ học
Với sếp mình, lợi thế của startup đến từ 2 thứ cơ bản: insight và tốc độ.
Insight có thể là biết về 1 growth channel nào đó đang lên (vd: Threads 18 tháng trước), 1 nhu cầu của khách hàng chưa bên nào giải quyết, 1 market/product sắp lên trend… Insight đến từ learning.
Còn tốc độ có 2 loại - tốc độ học insight & tốc độ biến insight thành hành động.
Với sếp mình, câu hỏi quan trọng nhất là “How FAST can we LEARN?” Chúng ta có thể HỌC NHANH đến mức nào?
Khi bạn học nhanh hơn đối thủ, bạn có thể unlock những sản phẩm mới, growth channel mới, thị trường mới - và tất cả những thứ này cho bạn thêm lợi thế (về tiền, nhân tài, knowledge…) để học tiếp, và học nhanh hơn nữa → bạn càng nới rộng khoảng cách với đối thủ.
Consequential Thinking vs Parallel Thinking
Sau 1 tháng đầu tiên làm việc cùng nhau, sếp feedback mình có 1 tư duy gọi là “consequential thinking” - tức là phải xong A thì mới làm được B, xong B thì mới làm được C. Cách suy nghĩ này không tốt cho startup.
Khi thời gian là tài nguyên quý giá nhất, consequential thinking sẽ khiến cho mọi thứ chậm lại. Học “thật chắc” rồi mới dám làm thì thời cơ đã qua hoặc đối thủ đã đi nhanh hơn mình rồi.
Thay vì consequential thinking, sếp khuyên mình thực hành parallel thinking (and doing) - tạm dịch là tư duy song song.
Ngoài phương án A ra thì còn cách nào để đến được B không? Hỏi ChatGPT? Tìm các chuyên gia khác để hỏi? Nói chung là, nếu phương án A không work thì ông định triển khai phương án nào (A1, A2)? Và với sếp mình (và công việc của mình), tốt nhất là bạn triển khai cả 3 phương án cùng một lúc - thằng nào ra kết quả trước cũng tốt.
(Đặc biệt là với deep research của ChatGPT thì thực sự việc parallel thinking and doing trở nên quá dễ - cứ giao task xong đi triển khai phương án khác).
Think in parallel, not in consequence.
Cái giá của việc học
Giữa 3 phương án A, B, và C: phương án nào là phương án tối ưu nhất?
Trong project Meta Ads của mình chẳng hạn, có 3 phương án để học:
Học phí $20: Tự lên YouTube mò Tutorial + Nói chuyện với ChatGPT
Học phí $1,000: Mua 1 khoá về Meta Ads để học
Học phí $15,000: Thuê expert về chạy ads cùng và dạy mình trong 3 tháng (chưa kể tiền ads)
Biết người ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy về business của sếp là Alex Hormozi, mình đi nghe 1 bài phỏng vấn Alex 3 tiếng để hiểu sếp sẽ chọn phương án nào trong tình huống này. Và chắc chắn rồi, mình tìm thấy câu trả lời:
We pay for every lesson with either time or money.
And we use the currency we value least. - Alex Hormozi
“Chúng ta trả giá cho mọi bài học bằng tiền hoặc thời gian. Và chúng ta thường trả bằng tài nguyên chúng ta coi thường nhất.”
Với sếp mình, thời gian là tài nguyên quan trọng nhất. Số tiền kia cũng không quá lớn so với công ty mình, nên mình propose luôn phương án 3. “Oke, nhưng học trong 2 tháng thôi - sau đó phải tự làm.”
Đúng là khi có chuyên gia vào làm cùng (mà mình trả nhiều tiền cho họ), thì tốc độc học khác hẳn so với việc mình tự mày mò (x10 lần). (nhưng học cùng chuyên gia này cũng không hiệu quả bằng 3 tháng chạy ads lòi ron cùng Tuấn Mon - may mà miễn học phí)
Sau project đầu tiên này, bất cứ khi nào mình bắt đầu 1 project mới, mình cũng cố gắng set up meeting với vài chuyên gia trên Upwork để thu thập những insights chất lượng từ những người đi trước.
The reason you talk to experts first is that there's no lack information. You can Google whatever you want. The problem is there's too much.
So the filter becomes where the highest point of leverage is. And experts have spent years filtering out for what's important. So then (when you talk to experts), you basically consume the most filtered information. - Alex Hormozi
“Lý do bạn muốn nói chuyện với chuyên gia đầu tiên là vì chúng ta không ở trong thời kỳ thiếu thông tin. Bạn có thể Google bất cứ thứ gì bạn muốn. Vấn đề với thời đại này là có quá nhiều thông tin.
Nên lợi thế nằm ở việc bạn chọn lọc thông tin chất lượng như thế nào. “Chuyên gia” là những người đã dành rất nhiều thời gian để lọc ra cái gì là quan trọng. Vì thế, khi bạn học từ chuyên gia, bạn đang tiêu thụ những thông tin chất lượng nhất.”
Bạn đang “tiết kiệm” những năm đó, thay vì số tiền bạn phải trả cho 1 giờ tư vấn.
Cái giá của việc học là tiền hoặc thời gian. Bạn đang ưu tiên cái nào hơn?
Học phí trả được bằng tiền vẫn là học phí rẻ.
Tóm lại
Tốc độ học rất quan trọng với thế giới startup cạnh tranh
Nếu có thể tiết kiệm thời gian học bằng việc trả thêm tiền + số tiền đó bạn chấp nhận đầu tư được → Hãy trả tiền. Học phí trả được bằng tiền là học phí rẻ.
Học Cách Học là 1 video course về Khoa Học của Việc Học do thạc sỹ Giáo dục Minh Hương thực hiện mà bạn có thể trả học phí bằng tiền :) Nghe nói chị Hương cũng sẵn sàng mở 1-1 office hour cho 5 bạn may mắn (bọn mình sẽ contact bạn). Đăng ký ở đây nhé!
Hẹn gặp bạn vào kỳ sau 👋
p/s: Bài này khiến mình nhớ đến một đoạn trong một bài mình từng viết:
Hãy nghĩ xem mình sẽ HỌC ĐƯỢC gì, chứ đừng nghĩ nhiều quá về MẤT gì (nếu cái mất chỉ là tiền bạc). Tiền thì luôn có thể kiếm lại được, nhưng cửa sổ cơ hội để học và trải nghiệm thì không mở mãi đâu.
Là một người đã tự mò để học và làm về ads thì tui thấy khá wow về tư duy này á :> kiến thức mới đã được tiếp thu.
Tui tự mò mất tới 1 năm để bắt đầu hiểu và chạy fb ads tốt. Và yea, vấn đề là tự học cũng được nhưng hiện tại có quá nhiều thông tin, 1 người mới trong 1 lĩnh vực, không biết được thông tin nào là quan trọng và thông tin nào không để filter, ghi nhớ và thực hành.
Cơ mà chắc cũng phải 1 thời gian nữa thì tiền đối với mình mới ít quan trọng đi để chọn thời gian.
Anyway, great post!
Shit this is what i need now, thank anh:,)