Chào mừng các bạn đến với series mới của Akwaaba, Tùng 😊
Sau 6 tháng đi làm thuê (woohoo 🎉), mình học được rất nhiều và đúng như tính chất của blog này - 1 cái public learning diary, mình muốn viết gì đó để tổng hợp lại những gì mình học được từ trải nghiệm đi làm.
Bài viết đầu tiên trong series này sẽ đề cập đến 1 cụm từ mình buột miệng nói ra khi nói về công việc của mình với 1 người bạn - “Lazy Leadership”. (*)
—
P là 1 người em mình chơi cùng từ khoảng 1 năm trước. Em đang đứng đầu chi nhánh Việt Nam của 1 công ty media có trụ sở ở Hàn và Mỹ. Nói thế cho oách chứ cháu nó có 2 nhân viên full-time và đang khốn khổ khốn sở phết :)
P là 1 hustler - làm việc từ 8h sáng đến 10h tối, 6 ngày/tuần. Nói chung là hợp Sài Gòn :)
Hôm bữa mình đi cafe catch up với P, tranh thủ hỏi thêm xem cái em thấy khó nhất với công việc hiện tại là gì, thì 2 vấn đề mình catch được là: (1) công ty chưa có định hướng rõ ràng cho thị trường Việt Nam, (2) sếp của P chill quá, em cần thêm áp lực.
Vấn đề đầu tiên thì mình không có kiến thức gì để nói, nhưng vấn đề thứ 2 thì mình hiểu sâu sắc, bởi vì sếp mình là trái ngược của chill 🙂
Sếp mình RẤT CĂNG! Dẫn chứng:
1, Tần suất meeting: Tuần onboarding, sếp book lịch gặp mình 45 phút hằng ngày. Tần suất này khiến mình rất bất ngờ, vì 1 ngày ổng phải có 15 cái 1-1 meeting. Kể cả khi hết tuần onboarding thì bọn mình vẫn gặp 3 lần / tuần để check in tiến độ công việc. Tại sao phải gặp thường xuyên thế?
2, Feedback chất lượng và liên tục: document nghiên cứu đối thủ đầu tiên mình gửi ổng và nhận được feedback, mình tưởng mình sắp mất việc 🤣 Với background data analyst, sếp mình rất ghét tính từ hay ý kiến chủ quan (như này), và chỉ làm việc trên số liệu hoặc dẫn chứng từ “nguồn sự thật”.
VD: nếu mình nói “Email Marketing của công ty A rất mạnh”, sếp sẽ hỏi là “mạnh” là như thế nào? “Mạnh” là trải nghiệm sign up dễ, email không vào spam? Hay mạnh là email marketing kéo về 20% khách hàng? Nếu đúng thế thì nguồn đâu? Em nói chuyện với sales rep, founder, hay được nhìn report của họ?
Gần như tất cả những gì mình làm, từ 1 tin nhắn trong chat tới 1 cái competitor research, đều nhận được feedback RẤT KỸ. Đặc biệt là trong thời gian đầu.
Feedback kỹ ở đây có nghĩa là feedback và giải thích đến tận tầng mindset và triết lý làm việc luôn, chứ không chỉ dừng lại ở “cái này đúng - cái này sai”. Đây cho bạn xem ví dụ mở bài của 1 cái feedback sếp mình viết:
Bọn mình cũng có những feedback meeting hằng tháng, nhưng những feedback hằng ngày như này giúp mình nhiều hơn và nhanh hơn.
Giai đoạn “training” này, thực sự là mình rất áp lực. Vừa phải học về công ty và về workstream lúc đó, vừa phải execute và report (rất thường xuyên) với 1 ông sếp siêu kỹ tính lúc nào cũng feedback dài như 1 bài luận văn tốt nghiệp.
Nhưng chính nhờ những feedback và áp lực đó, mình mới tiến bộ nhanh được như mình mong muốn khi “đi làm thuê cho người giỏi”.
—
Khi nghĩ lại về leadership style của chính mình trước đây, mình thấy quả thật mình rất tệ trong chuyện feedback. Mình sẽ thường lấy lý do là “trao quyền” để không feedback cẩn thận cho teammate.
“Looks good!”, “Anh tin em!”…
Mình làm vậy mà không biết rằng:
Feedback kỹ, làm việc sát sườn, thường xuyên check in trong giai đoạn đầu, không phải là “tước quyền” hay “micro manage”, đó là đào tạo!
Sếp không biết, hoặc không chịu bỏ công sức ra đào tạo thì nhân viên giỏi cũng khổ, mà trung bình yếu lại càng khổ.
Không phải lúc nào bạn cũng may mắn tuyển được A players - những người vừa giỏi, vừa chịu khó tự học để kéo công ty của bạn đi lên. Mà nếu bạn tuyển được A players, cộng với việc bạn chăm chỉ đào tạo họ, giúp cho họ lên được level của bạn trong thời gian ngắn hơn, có phải tốt cho cả 2 phía không?
1 lý do nữa bạn nên dành thời gian đào tạo người giỏi là nhân tài luôn muốn nhìn thấy mình tiến bộ, và nếu họ không nhìn thấy điều đó ở công ty của bạn, họ chắc chắn sẽ đi tìm bến đỗ mới. Tiền chắc chắn không giải quyết được nhu cầu này cho người giỏi.
Vậy lazy leadership là gì?
Là kiểu lãnh đạo hay được miêu tả là “chill”. Không feedback hoặc feedback không kỹ. “Trao quyền” mà không có đào tạo tử tế. Lazy leadership phù hợp với những người không có nhu cầu upskill và learn on the job hoặc những người tự học RẤT GIỎI (rất hiếm mà khả năng là đã đi làm chủ rồi).
Theo mình, nếu bạn là người tham vọng và cầu tiến, việc có sếp giỏi kỹ năng lẫn đào tạo + công việc có nhiều bài toán khó sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian tự học đáng kể.
Trước khi làm việc với sếp, mình từng không hiểu sao đồng chí này “chill” thế - vừa vận hành công ty triệu đô, vừa suốt ngày gặp gỡ bạn bè, ngày nào cũng học tiếng Việt, thời gian rảnh thì diễn hài độc thoại. Chắc vận hành công ty “chill” lắm.
Khi làm cùng, mình mới biết ổng làm việc 70 tiếng/tuần. Vì team remote nên rất thường xuyên gặp 1:1 với teammates để nắm rõ tình hình. Tất cả những dự án mới đều có feedback SIÊU KỸ từ ổng.
Có người có thể gọi đây là “micro manage”, nhưng mình thực sự thấy đấy là leadership “có tâm”. Có tâm thì mới feedback kỹ như thế. Có tâm thì mới push mình làm tốt hơn (và chỉ cách). (Có tâm thì mới tăng lương cho em nhé nếu sếp đang đọc!)
Ai từng trải qua ải làm việc với ổng, đều hiểu đó là lửa địa ngục thử vàng. Stress không? Có. Nhưng học được nhanh và nhiều không? Chắc chắn luôn.
So với trải nghiệm của P, mình tin là mình học được nhiều từ sếp hơn.
Bài học đầu tiên
Khi làm sếp, đừng “chill” nếu bạn muốn xây dựng 1 team giỏi. Hãy dành thời gian và công sức để đào tạo nhân tài.
Khi làm thuê, nếu được chọn, hãy chọn sếp giỏi và kỹ tính thay vì sếp giỏi và chill. Bạn sẽ khổ hơn, nhưng học được nhiều hơn.
*khi viết xong bài này thì mình có google xem ai đã viết về cái term này chưa thì có tìm thấy 1 medium post của Andrew Wilkinson, nhưng về bản chất thì 2 ý tưởng rất khác nhau, và cũng chưa được trademarked nên kệ hehe. My blog my rules.
Anh ơi, em có một câu hỏi là nếu một người sếp căng làm em liên tưởng đến một bạn leader team em cũng rất căng từ cách bạn feedback nhưng nếu trạng thái của bạn ấy aggressive làm cho một đứa như em cảm giác siêu sợ và không muốn join nhiệt huyết nữa thì có phải là mẫu hình của một người sếp không ạ. Do em cứ suy nghĩ mãi là do em hay do bạn không perform phù hợp trong project này ạ 🥹
Nhưng e chỉ sợ cái cách họ feedback rất là nhạy cảm đối với ng nghe á. Phía ng nhận feedback lẫn người fb đều phải cố gắng thấu hiểu và open mindset hết mức có thể để đón nhận. 1 phía phải nói năng hòa nhã, lựa đúng từ ngữ; 1 phía phải gạt bỏ cái tôi và đón nhận feedback với 1 tâm lí xởi lởi, học hỏi nhất thì mới không bị phản ứng ngược sau feedback, a nhỉ?
Anw, great blog ạ, chúc anh ngày tốt lành nhóa.