[Về Đọc Sách - Phần 1] Tư duy #1: Đọc chậm - Hiểu sâu
Từ một thằng đọc sách vừa muộn vừa chậm
“Tất Tần Tật Về Đọc Sách” là series mình tổng hợp 2 tư duy và 3 kỹ năng quan trọng nhất với mình trong chuyện đọc.
Bộ 2 tư duy và 3 kỹ năng này biến mình từ 1 người căm ghét việc đọc và viết thành 1 người dạy viết và nghiện đọc 😅
Series này bao gồm 5 phần:
2 Tư Duy
Đọc chậm - Hiểu sâu
Bỏ sách không thương tiếc
3 Kỹ Năng
Chọn Sách
Đọc Sách
Sở Hữu Sách
sẽ được publish trong 5 ngày tiếp theo.
Những gì mình viết trong series này đều đến từ chiêm nghiệm cá nhân của mình sau 4 năm nghiêm túc đọc sách và tìm hiểu về cách đọc sách của 2 thinkers mình rất nể phục: James Clear và Naval Ravikant. Bộ tư duy và kỹ năng này áp dụng với mình vì chúng aligned với những giá trị sống của mình.
Các bạn hãy xem đây là 1 nguồn tham khảo cho thực hành đọc sách, chứ không phải chân lý nha 😜
Không để bạn chờ lâu nữa:
[Về Đọc Sách - Phần 1] Tư duy #1: Đọc chậm - Hiểu sâu
Mình là một thằng đọc sách vừa muộn vừa chậm.
Chị gái của mình bắt đầu đọc sách từ lúc 5 tuổi, và đam mê việc đọc từ đó. Cuốn sách đầu tiên bả đọc là “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký”. Với suy nghĩ “Cái gì có tác dụng với con chị chắc cũng sẽ có tác dụng với thằng em”, mẹ đưa mình cuốn truyện của Tô Hoài năm mình lên lớp 1, và kỳ vọng niềm đam mê đọc sách của mình sẽ được kích hoạt từ đây.
Nhưng không, mình ghét cay ghét đắng cuốn sách đó. “Dế là gì?”, “Sao đây toàn là tên những con vật mình chưa nghe thấy bao giờ thế?”, “Tại sao chị mình lại thích cuốn sách này nhỉ?”…
Và thế là mình ghét luôn việc đọc…
Cho đến khi mình tìm thấy Nguyễn Nhật Ánh.
Ký ức mình nhớ nhất về mùa hè lớp 7 là hình ảnh thằng Tùng gầy nhom, nằm trên tấm chiếu trúc, quạt thốc thẳng vào háng, mơ tưởng về cô gái trong mơ của mình qua những trang sách Nguyễn Nhật Ánh.
Truyện tình yêu học trò khiến mình không dứt ra được :))
Mê đọc rồi, nhưng vẫn đọc chậm 🫠
Mình biết mình đọc chậm vì chị gái hay kể là bả đọc xong cả một cuốn tiểu thuyết 300, 400 trang trong một đêm như 1 điều hiển nhiên. Dương, người bạn đọc cấp 2 của mình cũng luôn đọc xong trước mình nhiều ngày. Chả biết từ đâu mà trong đầu mình xuất hiện con số 100.
“Mỗi ngày phải đọc được 100 trang sách cho bằng bạn bằng bè.”
Và mình cũng vật vã cố gắng hit được cái chỉ tiêu đấy hằng ngày (trong hè). Nhưng mỗi lần mình không làm được, mình lại dằn vặt bản thân, tin rằng mình thật kém cỏi vì đọc quá chậm.
Nghĩ lại, có những cuốn sách mình đọc mà chả hiểu gì cả, nhưng vẫn cứ cố đọc cho hết để khoe với bạn bè, hay có ai hỏi thì được nói là “Ừ tao đọc cuốn đó rồi”.
Đọc xong một cuốn sách, đối với mình hồi đó, như một tấm huân chương khẳng định tri thức và đẳng cấp của bản thân.
Vì thế nên mình hay xấu hổ về sự chậm chạp của mình trong việc đọc.
Mãi cho đến 3 năm trở lại đây, khi tìm hiểu về trí nhớ và những tác dụng của việc lưu trữ những gì mình đọc, mình mới dừng chạy theo cuộc đua về số lượng sách mình đọc, mà tập trung vào việc thực sự thấm những bài học trong sách.
Mình chấp nhận mình không phải một đứa đọc nhanh.
Mỗi cuốn sách mình “đọc”, gần 40% thời gian mình dùng để ghi chú và viết ra những dòng để đối thoại với tác giả. Mình không viết note trong sách nữa, vì mình biết mình sẽ quên và không bao giờ xem lại.
Thay vào đó, mình lưu trữ tất cả những đoạn hay ở hệ thống quản lý kiến thức trên Notion và Obsidian để 1, 2, 10 năm nữa nếu muốn tìm lại thì thấy ngay. Mình luôn cố gắng viết ít nhất 1 blog sử dụng một nội dung mình học được trong sách, biến kiến thức đó thành của mình.
“Đọc” với mình không chỉ là nạp thông tin bị động nữa, mà còn bao gồm (1) ghi chú chủ động, (2) sử dụng công nghệ để quản lý kiến thức, và (3) sáng tạo để biến kiến thức thành của mình.
Khi mình chấp nhận mình không phải một đứa đọc nhanh,
mình dần trở thành một đứa đọc sâu.
Mỗi cuối năm, hội những người anh chị em trí thức trên Facebook sẽ lại chia sẻ xem năm qua đọc được bao nhiêu cuốn sách. Mình vẫn cổ vũ việc đọc sách. Nhưng mình nghĩ chúng ta nên đặt ra những câu hỏi khác hay hơn về đọc sách hơn là “Bạn đọc được bao nhiêu cuốn?”.
Những câu hỏi như là:
Bao nhiêu quan điểm của bạn thay đổi?
Có thêm bao nhiêu thói quen tốt được áp dụng?
Bạn sẽ nhớ những gì bạn đọc bao lâu nữa?
Bao nhiêu quyết định quan trọng được đưa ra sau khi đọc?
Bao nhiêu cuốn sách “nổi tiếng” bạn đã bỏ xuống vì không cảm thấy phù hợp với mình?
—
Chuyện học cũng giống như chuyện đọc, những người học nhanh, bắt đầu sớm chưa chắc sẽ hơn những người học chậm mà chắc nền tảng.
Mình tặng bạn hình minh họa này, mong bạn hiểu về lợi ích lâu dài của việc đầu tư vào những việc khó có ích, dù không nhìn thấy lợi lộc ngay trước mắt.
Chả có cái gì tốt mà dễ cả. Chúc các bạn làm được nhiều việc khó có ích.
Chúc các bạn Đọc Chậm - Hiểu Sâu.
Reading a book isn’t a race - the better the book, the more slowly it should be absorbed.
~ Naval
Để thực hành đọc sâu, việc rèn luyện kỹ năng ghi chú và xây dựng 1 hệ thống quản lý kiến thức hiệu quả và phù hợp với nhu cầu cá nhân là không thể thiếu.
Với mong muốn giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận 1 cách bài bản với Note-Taking và Quản lý Kiến thức hơn, mình và team MỞ đã “đòi” anh
quay lại với Khóa học “Học Cách Học #3: Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Kiến Thức” vào tháng 3 tới đây!Trong khóa học này, bạn sẽ:
📝 Học cách sử dụng phương pháp ghi chú chủ động trong quá trình học
🗂️ Xây dựng 1 hệ thống quản lý kiến thức trong học tập và công việc
💡 Cải thiện khả năng suy nghĩ, giải thích, lý luận trong quá trình học
Ở Học Cách Học, bạn sẽ áp dụng những kiến thức trong khóa học để hoàn thành thử thách “học và giải thích 30 khái niệm trong 30 ngày”.
Nếu bạn hoàn thành 25/30 bài giải thích, bạn sẽ nhận 500,000 VNĐ tiền thưởng 🤑
📅 Thời gian diễn ra: 08 tháng 03 đến 10 tháng 04 năm 2024
⏰ Lịch Học: 21h00 - 22h15 tối thứ 4 và 10h00 - 11h15 sáng thứ 7 hàng tuần
💲 Học phí:
FIRST_20 (3,499,000 VND) cho 20 bạn đăng ký và chuyển khoản thành công đầu tiên
MID_20 (3,799,000 VND) cho 20 bạn đăng ký và chuyển khoản thành công tiếp theo
LAST_20 (3,999,000 VND) cho 20 bạn đăng ký và chuyển khoản thành công cuối cùng
Link đăng ký 👇
Mình cũng là 1 đứa từ đọc truyện tranh rồi tới tiểu thuyết kỳ ảo lãng mạn đi lên thành người đọc đa dạng thể loại hơn. Việc bước cả 2 chân ra khỏi vùng thoải mái "chỉ đọc truyện" đã khiến mình tiếp xúc với nhiều quan điểm mới và đôi khi khiến mình gật gù khi được tác giả khai sáng cho nhiều thứ. Tuy nhiên mình vẫn là người mới trong cộng đồng đọc hiện nay, mình khá là vật vã để hoàn thành 1 cuốn non-fic @@ có mấy câu hỏi của bạn mình khá thích, vì khiến mình phải xem lại cách mình đang đọc và cân nhắc về việc nạp kiến thức từ sách ra 1 cách chủ động hơn chứ không phải cứ đọc xong là.. xong, rồi để mọi thứ trôi tuột đi 😅
Hay ạ, bài viết của bạn lại khiến mình tốt lên 1 chút, hehe