Level 1: Học Nguồn thông tin
Thay vì chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ những bài học họ chia sẻ, bạn tìm hiểu xem họ tiêu thụ cái gì để tư duy được như thế.
Những hành động như xin gợi ý các đầu sách, podcast, newsletter mà idol tiêu thụ rồi tuân thủ học theo, đều thuộc về mức độ 1 - Học từ nguồn. Rất đáng khen và đáng khuyến khích, vì đây là bước đầu tiên và dễ thực hiện nhất trong hành trình học tập chủ động.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ 1 thì bạn cũng khó để đạt đến level của idol. Cùng 1 cuốn sách đấy, nhưng họ lại đọc khác mình, ghi chú khác mình, nhớ khác mình, và áp dụng khác mình.
Tìm ra nguồn tri thức của idol chưa đủ, phải tìm ra cách họ tương tác với nguồn.
Vậy nên, tìm ra nguồn tri thức của idol chưa đủ, phải tìm ra cách họ tương tác với nguồn. Và đây là mức độ 2.
Level 2: Học Thói quen và Hệ thống
Những học sinh hỏi: “Anh đọc sách gì?” đang học ở mức độ 1.
Những học sinh hỏi: “Anh đọc như thế nào? Vào những lúc nào? Có ghi chú lúc đọc không? Xử lý ghi chú như thế nào?…” đang học ở mức độ 2.
Những câu hỏi này thường bị chê vì “Chi tiết quá. Hỏi lớn hơn đi!” Nếu bạn muốn làm người khác ấn tượng vì khả năng hỏi những câu hỏi lớn của mình thì ok, đừng hỏi về thói quen và hệ thống.
Còn nếu bạn thực sự muốn hiểu những đánh đổi cần có của 1 ai đó, để đạt được những thứ họ đang có, thì bạn phải hỏi những câu hỏi trên - những câu hỏi giúp bạn hiểu được hệ thống và thói quen của 1 người.
Hãy nhớ là: 1 người không khỏe vì 1 ngày đầu năm, họ quyết định sẽ ăn uống khỏe mạnh và mua thẻ tập gym. 1 người khỏe vì họ xây dựng được 1 thói quen tập luyện và ăn uống khỏe mạnh mỗi ngày.
Kết quả được tạo ra bởi thói quen và hệ thống, chứ không phải 1 triết lý nghe thì hay mà chẳng biết áp dụng như thế nào.
Level 3: Học Nguyên tắc
“Nguyên tắc” ở đây nên được hiểu là nền tảng của hệ thống tư duy và hành động. Giống như chế độ lái tự động, nếu A xảy ra, tôi sẽ tự động làm B, không cần giải thích, không thỏa hiệp.
Ví dụ sau đây là 1 vài nguyên tắc của mình với việc đọc sách:
Nếu 1 cuốn sách khiến mình ngại việc đọc hơn 1 tuần, phải dừng lại, không cần biết bao nhiêu người khen nó.
Nếu đã bắt đầu đọc 1 cuốn sách, thì phải nghiêm túc với việc ghi chú, không cần biết sẽ mất bao lâu để vừa đọc, vừa take notes, và xử lý notes.
Mình tin là, mọi nguyên tắc của những người thực sự giỏi đều đến từ đúc kết của rất nhiều trải nghiệm cá nhân (và thỉnh thoảng có cả nghiên cứu khoa học nữa).
Vậy nên, nguyên tắc tiết lộ hệ giá trị, hệ tư tưởng, và nếu bạn giỏi “đào” thêm 1 tí nữa, bạn sẽ tìm ra lý do chúng tồn tại trong idol của mình.
Khi nắm chắc nguyên tắc, bạn có thể áp dụng chúng vào nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, chứ không chỉ dừng lại ở sao chép 1, 2 hành vi hay thói quen nữa.
Tóm lại là:
Nếu bạn đang ngưỡng mộ 1 kỹ năng, lối sống, hay tư duy của 1 ai đó, mình mong bạn có thể chủ động tìm hiểu sâu hơn những gì họ thể hiện và chia sẻ trên bề nổi.
Hãy tìm về nguồn thông tin họ tiêu thụ.
Hãy áp dụng những thói quen và hệ thống của họ.
Và hãy sống thử với những nguyên tắc họ có.
Thử thôi vì nếu thấy không hợp, thì bạn nên tự đi tìm nguyên tắc của mình. Thực ra, còn 1 level nữa.
Level 4 là phản biện idol và tự xây dựng nguyên tắc của mình.
Ảnh: mình chụp cùng idol Nguyễn Chí Hiếu cuối năm 2020, sau ngày đầu tiên của hội thảo Pioneering Educator Network (PEN). Hôm đó hỏi được nguyên tắc chọn bạn đời của anh mà ôm ấp đến tận bây giờ 😊
Mê anh từ khi đọc “Làm như Lửa - Yêu như Đất” trên Semester At Sea, rồi được đứng cùng sân khấu TEDx với anh, và cuối cùng được anh tin tưởng rủ về làm cùng ở IEG Foundation có lẽ là câu chuyện đu idol thành công nhất của mình. Tất cả chỉ trong vỏn vẹn 8 tháng.
“Nếu 1 cuốn sách khiến mình ngại việc đọc hơn 1 tuần, phải dừng lại, không cần biết bao nhiêu người khen nó.”
Hehe không liên quan lắm nhưng mà em muốn share một tí về việc đọc sách này. Chắc vì priotitize thời gian và mục đích đọc sách khác với anh Tùng nên khi em gặp một quyển sách khiến em ngại đọc thì em sẽ cố gắng đọc hết để phản biện/tìm ra điểm em ghét ở quyển sách đấy =)))))) thay vì dừng đọc. Em đọc quyển đấy còn kĩ hơn bình thường nữa để còn phân tích. Việc này đã rèn tính kiên nhẫn của em với sự nhàm chán, những quan điểm trái ngược, và những cuốn sách viết tệ. Sau dần thì em lên được rule chọn sách để tránh những cuốn kiểu vậy nữa, hoặc là vô tình phát hiện ra những điều hay ho mà mình có thể đã bỏ lỡ nếu không kiên nhẫn hơn (cái này đặc biệt áp dụng cho fiction, nhưng non-fiction cũng vẫn đúng với em) (> 3.7 sao trên Goodreads; không phải Marc Levy 😂,...).
Em nghĩ, trong hành trình mới đọc sách, mọi người nên thử bắt đầu với việc học cách chọn sách và nên thử qua việc đọc được xong những cuốn mà mình muốn bỏ dở.
Em chưa từng drop một cuốn nào cả trong 13 năm đọc sách của em hehe =))))).
Ơ ông Tùng ơi, nếu được Tùng có thể share thêm cả về nguyên tắc chọn bạn đời mà ông ôm ấp từ đó đến nay nữa nhá. Hóng ạ :D