1 framework đơn giản để giúp bạn cải thiện kỹ năng truyền đạt trong mọi ngữ cảnh
Bài viết này được đúc kết từ trải nghiệm cá nhân của mình sau 8 năm public speaking, 4 năm blogging, và 3 năm vận hành 1 team làm việc 100% online - nơi mọi tin nhắn công việc đều yêu cầu sự rõ ràng rất cao.
Mình sẽ bắt đầu bằng việc phân tích 1 sai lầm phổ biến của các bloggers khi mới bắt đầu. Sau đó, mình sẽ đưa cho bạn 1 framework mình sử dụng để không mắc phải sai lầm đó. Đến cuối, bạn sẽ nhận ra framework này không chỉ được áp dụng vào việc viết blog, mà còn có thể được áp dụng vào tất cả mọi khía cạnh của kỹ năng truyền đạt (communication skill) trong cuộc sống.
👇 Bắt đầu thôi!
Có gần 55,000 status được đăng trên Facebook mỗi GIÂY. 1 người dùng Facebook chỉ mất dưới 2.5 giây để quyết định có tiêu thụ 1 nội dung không. Giữa 1 biển nội dung vĩ đại của Internet, làm thế nào để bạn có thể thuyết phục được bất cứ ai dừng lại và dành 5 phút quý giá trong cuộc sống của họ để đọc bài viết của mình?
Mọi quyết định tiêu thụ nội dung online đều đi kèm 1 câu hỏi: “Nội dung này sẽ mang lại cho tôi cái gì?”
1 góc nhìn mới
1 giải pháp cụ thể cho 1 vấn đề tôi đang gặp phải
1 câu trả lời cho 1 câu hỏi tôi đang băn khoăn
1 cảm giác tôi đang cần: bình yên/ nhiệt huyết/ thôi thúc
…
Bất kể giá trị bạn đang mang lại là gì, tên bài viết chính là bản cam kết bạn hứa với độc giả. Là 1 blogger mới, chỉ khi độc giả đọc tiêu đề và hiểu ngay bạn sẽ cam kết mang lại giá trị gì, họ mới cân nhắc đọc bài viết của bạn.
1 sai lầm rất lớn khi đặt tên bài viết mà nhiều blogger mắc phải chính là cố tỏ ra “nguy hiểm”. Họ nhìn vào tiêu đề của những bloggers nổi tiếng và đặt những cái tên như là “cái chết”, “ước gì”, “kiếp người”… Họ quên mất rằng những bloggers có tiếng kia (bao gồm cả mình) viết cái gì mà chẳng có người đọc, nên đặt tên nguy hiểm là chiến lược hợp lý với họ, chứ không phải với bạn.
Thay vì cố tỏ ra “nguy hiểm”, hãy tập trung vào việc viết 1 tiêu đề rõ ràng và cụ thể. Hãy giúp người đọc đưa ra quyết định dành thời gian đọc bài của bạn dễ dàng hơn!
Để viết 1 tiêu đề rõ ràng và cụ thể, mình gợi ý các bạn sử dụng công thức “Cho ai? - Để làm gì?”
Cho ai?
Ví dụ: bạn muốn viết về “xây dựng thói quen đọc sách”. Hãy trả lời bạn viết về chủ đề này cho ai?
Xây dựng thói quen đọc sách cho sinh viên đại học
Xây dựng thói quen đọc sách cho người đi làm
Xây dựng thói quen đọc sách cho phụ huynh có con nhỏ
…
Với mỗi đối tượng, bạn sẽ đặt vấn đề, lấy ví dụ, và khai thác những khía cạnh khác nhau. Vì thế, việc nói rõ bài viết này dành cho ai ngay ở tiêu đề không chỉ giúp bạn thu hút đúng nhóm đối tượng cần đọc bài biết, mà cũng sẽ giúp nhóm không phù hợp tiết kiệm thời gian bằng việc bỏ qua bài của bạn, giúp bạn tránh khỏi những comment kiểu “cái này ai chả biết”.
Để làm gì?
Tiếp theo, hãy trả lời bạn viết về chủ đề này cho họ để làm gì?
Xây dựng thói quen đọc sách cho sinh viên đại học để viết nghiên cứu hiệu quả
Xây dựng thói quen đọc sách cho sinh viên đại học để không bao giờ quên những thứ mình đọc
Xây dựng thói quen đọc sách cho sinh viên đại học để đọc nhiều hơn trong thời sinh viên
…
Giống như “Cho ai?”, cùng đối tượng, nhưng với những mục tiêu khác nhau, bạn cũng sẽ cung cấp những bài học, ví dụ, câu hỏi, góc nhìn khác nhau. Việc nói rõ bài viết này sẽ giúp người đọc đạt được mục tiêu gì là 1 màng lọc nữa giúp bài viết của mình tìm đến đúng người cần đọc.
Đọc đến đây, mình đoán sẽ có nhiều bạn sợ rằng công thức này sẽ tạo ra những tên bài viết giật tít ta hay thấy trên mạng. Đây là 1 nỗi sợ hết sức bình thường, chúng ta đã nhìn thấy quá nhiều những bài viết tít giật thì to nhưng nội dung thì chả có gì. Nhưng đây là 1 bí mật mình muốn bạn biết về việc giật tít:
Tiêu đề của bạn chỉ là “giật tít” khi bạn không thực hiện được lời hứa của mình với độc giả.
Chỉ cần bạn làm đúng những gì bạn hứa ở tiêu đề, cung cấp cho độc giả những giá trị họ kì vọng, thì sẽ chẳng ai than phiền về tên bài viết của bạn “nổ quá” cả.
Hơn nữa, nếu bạn thực sự tin những gì bạn viết sẽ mang lại giá trị cho đối tượng độc giả bạn đang muốn phục vụ, việc nói thật to và rõ ràng “bài viết này dành cho ai, và sẽ giúp họ làm gì”, đối với mình, là nghĩa vụ của bạn.
Tóm lại là
Đừng cố tỏ ra nguy hiểm khi viết tiêu đề. Mục tiêu của bạn là: Rõ ràng và Cụ thể.
Tiêu đề của bạn nên trả lời 2 câu hỏi “Cho ai?” và “Để làm gì?”
Tiêu đề của bạn chỉ là giật tít khi bạn không thực hiện được lời hứa của mình với độc giả.
Trên cả việc viết
Tất cả mọi nội dung bạn chia sẻ, và muốn người khác dành thời gian tiêu thụ, đều là 1 đơn hàng cần chốt giữa trận chiến của thời gian và sự chú ý.
Bất kể phương tiện là qua tin nhắn, email, trong những cuộc nói chuyện phiếm hàng ngày, hay 1 buổi họp quan trọng, hãy áp dụng công thức này mỗi khi bạn cần chia sẻ 1 nội dung bạn thấy có giá trị cho người khác.
Bạn sẽ dần trở thành 1 communicator tốt hơn rất nhiều.
—
Framework “Cho ai? Để làm gì?” là 1 trong nhiều framework mình và Tuấn Mon sẽ chia sẻ trong khóa học Writing On The Net #3 sắp tới.
Khóa học được thiết kế CHO BẠN nếu:
Bạn muốn blog, nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Bạn có rất nhiều ý tưởng và bài nháp, nhưng không dám đăng tải chúng lên mạng.
Bạn muốn xây dựng một thói quen viết, nhưng không có đủ kỉ luật cá nhân.
Bạn đã viết một thời gian, và đang tìm kiếm những hệ thống viết mới, bền vững hơn.
ĐỂ BẠN CÓ THỂ:
Vượt qua nỗi sợ chia sẻ bài viết của mình trên Internet
Bắt đầu hành trình viết lách online bền vững
Kết nối với những bloggers cùng chung chí hướng ở khắp nơi trên thế giới
Đăng ký tham gia ở đây: https://lu.ma/WOTN3-sign-up
Tìm hiểu thêm về khóa học ở đây: https://www.movahoi.com/khoa-hoc/writing-on-the-net