Mình để ý trên mạng có 2 kiểu bloggers chính.
Mình gọi kiểu thứ nhất là blogger nghệ sĩ.
Đặc điểm chung của blogger nghệ sĩ là nghĩ rằng “tôi cứ viết những thứ tôi thích, những thứ tôi thực sự đam mê thì kiểu gì khán giả cũng đến với tôi.” Những đặc điểm nhận dạng khác là:
tên blog không viết hoa,
hay dùng ảnh mình họa “edgy”,
like share phập phù.
Bonus nếu ở Hà Nội thì chắc đi cub, uống đen đá không đường và mặc đồ thrift.
Mình gọi kiểu thứ hai là blogger ngoại giao.
Đặc điểm chung của blogger ngoại giao là nghĩ rằng “để khán giả đến với tôi, tôi phải viết những thứ họ thích đọc.” Từ content đu trend đến giật tít “Tớ đã kiếm 1 tỉ”/ “được 8 chấm ai eo”/ “đỗ 30 trường đại học như thế nào?”, không có gì vượt ngoài tầm với của blogger ngoại giao.
Cứ cái gì kiếm được views/ likes/ shares là làm. Team này làm truyền thông rất chuyên nghiệp, nhưng gặp ngoài đời hỏi quan tâm cái gì lại không biết hoặc không thể nói gì ngoài chuyện phiếm.
Các team tuyển content writer thường rất thích blogger ngoại giao vì khả năng viết bài theo đơn hàng. Còn blogger nghệ sĩ thì có dí súng vào đầu cũng không nôn ra được chữ nào nếu không thích đề bài được giao.
Khi các bạn hỏi nên viết về thứ mình quan tâm hay thứ người ta muốn đọc, mình nghĩ các bạn đang gộp “Nội dung” và “Cách trình bày” vào làm một. Đây là sai lầm lớn nhất của những bloggers mới.
“Nội dung” nên đến từ thứ bạn thích và quan tâm. Nếu bạn mãi chạy theo người đọc, xem họ muốn đọc cái gì, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy cái riêng. Có một lực hấp dẫn đặc biệt được toát ra từ những người “fearlessly curious” (hiếu học không sợ chó) mà không trend nào có thể thắng.
Hãy theo đuổi và viết về những gì mình đam mê.
Tuy nhiên, “Cách trình bày” nên đến từ sự thấu hiểu người đọc.
Họ sẽ đọc blog của bạn trước khi đi ngủ hay khi vừa tỉnh dậy?
Họ thích đọc câu ngắn hay dài, từ đơn hay ghép, nhiều cảm xúc hay nhiều số liệu...?
Đọc trên website, trong mail, hay trên Facebook?
Tất cả đều phụ thuộc vào trải nghiệm đọc bạn muốn hướng đến.
Câu hỏi không phải là độc giả muốn đọc gì, mà là họ muốn đọc như thế nào?
Là một blogger, bạn không thể kiểm soát được cách người đọc phản ứng, nhưng bạn có thể kiểm soát nội dung của blog và trải nghiệm đọc của độc giả.
Một yếu tố đến từ sự thấu hiểu bản thân.
Một yếu tố đến từ sự thấu hiểu người đọc.
Hai yếu tố này hoàn toàn không loại trừ lẫn nhau.
Mình tin là một blogger nghệ sĩ có thể cải thiện cách trình bày. Giống như một blogger ngoại giao có thể viết về những nội dung mình thực sự quan tâm.
Khi 2 yếu tố này gặp được nhau, kiểu blogger thứ 3 ra đời:
Blogger Writing on The Net - viết những gì bạn thích viết, theo cách độc giả thích đọc.