“Tại sao lại là thử thách viết 30 ngày?”
Đây là câu hỏi mình thường xuyên nhận được từ học sinh và những bạn quan tâm đến Writing On The Net. Tại sao 1 chương trình cho những người mới bắt đầu lại tích hợp 1 thử thách “căng” như viết 30 bài trong 30 ngày?
Dưới đây, mình đưa ra 3 lý do giải thích cho quyết định thiết kế trải nghiệm này - Tại sao mình nghĩ những người mới viết nên thực hiện thử thách?
3 lý do này được đúc kết sau 4 năm viết lách, 3 lần tham gia thử thách, và hơn 2 năm nghiêm túc nghiên cứu về “Nền kinh tế sáng tạo”.
Đặc biệt, ở phần cuối của bài viết, mình cũng chia sẻ góc nhìn của mình, tóm tắt là: “Bắt đầu thói quen is overrated.”
Oke bắt đầu thôi: Tại sao lại là thử thách viết 30 ngày?
1) Rướn
“Shoot for the moon. Even if you miss, you'll land among the stars.” – Brian Littrell
Mình đã thử dạy những lớp với mục tiêu viết 1 bài 1 tuần, nhưng đến cuối thì 90% học sinh vẫn không viết nổi tần suất đấy.
Có những bạn chỉ viết 1 bài cả khóa học.
Còn khi đặt mục tiêu viết 30 bài trong 30 ngày, các bạn gọi là “thất bại” trong thử thách cũng viết được 15 bài đổ lên (80% học sinh của khóa). Và 60% học sinh viết được 25/30 bài - đủ để nhận 1 triệu tiền thưởng của khóa học.
Khi bạn đặt cho mình 1 mục tiêu thật cao, thì kể cả khi thất bại, bạn cũng sẽ lên được 1 level mới. 1 level cao hơn rất nhiều nếu bạn cho mình 1 mục tiêu “trong tầm với”.
2) Tốc độ học và áp dụng bài học
Giả sử bạn đặt mục tiêu viết 1 bài mỗi tuần và rất nghiêm túc thực hiện đi, thì bạn sẽ mất khoảng NỬA NĂM để viết được 25 bài (không skip 1 tuần nào).
Cùng số lượng bài đó, nếu bạn tham gia thử thách viết 30 bài cùng Writing On The Net, thì bạn chỉ cần 30 NGÀY, với khả năng thành công là 60% 🤯
Khoan bàn về chất lượng, chỉ riêng về tốc độ học và áp dụng bài học vào thực tiễn, bạn viết được 25 bài trong 30 NGÀY sẽ thắng bạn mất NỬA NĂM để làm điều tương tự.
Bởi vì:
Như mình từng viết, mỗi bài blog bạn đăng tải là 1 điểm dữ liệu (data point) bạn có về người đọc của mình:
Họ thích bạn đi vào chi tiết hay cung cấp góc nhìn tổng quan?
Họ thích số liệu hay câu chuyện?
Họ thích đồ thị hay ảnh bạn cởi trần?
Họ thích bạn xưng bằng “tôi” hay là “mình”?
Họ muốn được truyền cảm hứng, hay được hướng dẫn cụ thể từng bước hành động?
…
Mọi người viết lâu năm đều biết là Bạn sẽ không bao giờ biết CHẮC CHẮN nội dung nào sẽ “viral”. Thứ bạn thích viết chưa chắc đã là thứ người khác thích đọc từ bạn.
Vậy nên, cách tốt nhất để cải thiện độ “hiểu” độc giả là VIẾT và ĐĂNG BÀI, nhiều, và đều đặn.
Càng đăng nhiều, bạn càng học nhanh.
Học càng nhanh, bạn càng biết “chiều” độc giả.
Càng biết chiều độc giả, họ càng yêu bạn.
3) Đều trước. Hoàn hảo sau.
Đọc đến đây, mình đoán là bạn sẽ có những câu hỏi về chất lượng của bài viết: Nó có hay không? Có toát ý không? Câu từ có đẹp không? Nó có chạm được tới trái tim người đọc không?…
Sự quan tâm tới chất lượng là tốt, nhưng không nên là ưu tiên số 1 của những người mới viết.
Như mình đã viết trong bài “The Creator to Creative Ladder”, ưu tiên số 1 của những người mới viết nên là SỰ ĐỀU ĐẶN (consistency).
James Clear, tác giả của “Atomic Habits”, từng viết: “A habit must be established before it can be improved.”
1 thói quen cần phải được hình thành trước khi nó có thể được cải thiện.
Chưa hình thành được thói quen sáng tạo mà lại kỳ vọng sản phẩm mình tạo ra luôn phải “hoàn hảo không tì vết” thì mình nghĩ là hơi thiếu thực tế.
Đều trước. Hoàn hảo sau!
Và nguyên tắc này không chỉ được áp dụng trong sáng tạo:
Mới đọc sách thì cứ chầm chậm mỗi ngày 1, 2 trang cũng được. Miễn là ngày nào cũng đọc.
Mới tập gym thì ngày 10, 15 phút cũng được. Miễn là ngày nào cũng tới phòng tập.
Mới blog thì 1 bài 200 chữ, câu từ hơi lủng củng tí cũng được. Miễn là ngày nào cũng viết và đăng.
Đều trước. Hoàn hảo sau!
Còn nữa này: Bắt đầu thì dễ. Duy trì mới khó.
Thực ra, để “bắt đầu 1 thói quen” thì rất dễ, bạn hoàn toàn có thể rủ 1, 2 người bạn để làm thử thách viết 30, 60, 100 ngày cùng. Và nếu bạn nghiêm túc thì mình nghĩ khả năng thành công cũng khá cao.
Nhưng game viết và sáng tạo đâu kết thúc sau 1 thử thách 30 ngày.
Khi thử thách kết thúc thì game mới thực sự bắt đầu.
2 câu hỏi quan trọng nhất dành cho bạn sau thử thách chính là: “Bạn còn muốn viết tiếp không?” và “Việc viết có trở nên dễ dàng hơn và vui hơn không?”
Nếu câu trả lời cho cả 2 câu hỏi này là “Không”, thì thói quen hình thành xong cũng sẽ lại dần biến mất.
Bắt đầu 1 thói quen thì dễ. Biết cách duy trì và cải thiện thói quen để đi đường dài mới khó.
Tất cả là Hệ thống
Đúng thuật ngữ hơn thì phải nói là:
Bắt đầu 1 thói quen viết thì dễ. Xây dựng 1 hệ thống sáng tạo bền vững để duy trì thói quen đó mới khó.
Ngoài thói quen, hệ thống này còn bao gồm cả những tư duy (mindset) và công cụ (toolkit) để việc viết và sáng tạo ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của Writing On The Net với các khóa viết mà mình biết trên thị trường đang đánh vào pain point “Bắt đầu thói quen viết”.
Writing On The Net không chỉ giúp các bạn bắt đầu thói quen viết, Writing On The Net sẽ cung cấp cho các bạn những tư duy và công cụ cần thiết để có thể xây dựng 1 hệ thống sáng tạo bền vững.
Một vài tư duy và công cụ mình và
sẽ chia sẻ là:Tiêu thụ nội dung như 1 blogger
Bãi tập kết ý tưởng
Nhà kho lưu trữ ý tưởng (với template Notion của mình và Obsidian của Tuấn Mon)
Nhà máy đóng gói ý tưởng
Trạm trung chuyển ý tưởng
…
Bạn sẽ “bắt đầu” thói quen viết với thử thách viết 30 ngày.
Nhưng quan trọng hơn, bạn sẽ học cách xây dựng, duy trì, và không ngừng cải thiện hệ thống sáng tạo của mình.
Để việc viết trở nên DỄ DÀNG hơn trong, và rất lâu sau khi thử thách đã kết thúc.
Đăng ký tham gia cohort Writing On The Net cuối cùng của 2023 nhé :)
p/s: Hệ thống và cách suy nghĩ bọn mình dạy trong Writing On The Net rất “ám ảnh” :) Hãy đọc chia sẻ từ chị Hồng Anh - học sinh từ cohort #1 nhé:
hình xinh quaaa