Có 1 content viral là điều tuyệt vời nhất VÀ tệ nhất có thể xảy ra với 1 creator “mới”.
Điều tốt là: Lượng truy cập (traffic). Bạn sẽ cảm thấy cả thế giới đang ùn ùn kéo đến website/blog/channel của mình. Bạn có được sự chú ý của rất nhiều người. Cuối cùng thì content của bạn cũng chạm tới được những người ngoài mẹ mình.
Điều tệ là: Hội chứng “Kẻ mạo danh” (Impostor Syndrome). “Mình có thực sự xứng đáng với tất cả sự chú ý này không?”, “Nhỡ post tiếp theo mình flop thì sao?”, “Nhỡ người ta nhận ra mình chả hay đến thế thì như nào?”… Đây là những câu hỏi bạn tự hỏi chính mình. Bạn không có đủ can đảm để tiếp tục sáng tạo nữa bởi vì… content của bạn sẽ “bị” tiêu thụ và đánh giá bởi những người ngoài mẹ mình.
Những creators có 1 content (hoặc 1 giai đoạn) viral rồi biến mất - những ngôi sao “1 phút huy hoàng rồi chợt tắt”, không phải họ muốn vậy, mà bởi vì mức tăng trưởng khán giả (audience growth) vượt quá mức tăng trưởng kỹ năng (skill growth) của họ.
Nếu cả thế giới kéo đến “bảo tàng content” của bạn vì 1 “tác phẩm” viral, chỉ để phát hiện các tác phẩm còn lại của bạn không ở cùng “đẳng cấp” mà họ chờ đợi, họ sẽ kéo đi chóng vánh như cách họ kéo đến.
Mình gọi đây là “Tăng trưởng không bền vững”.
“Tăng trưởng bền vững” là tập trung vào phát triển kỹ năng trước khi cố gắng gia tăng độc giả.
“Tăng trưởng bền vững” là khi cả thế giới kéo đến “bảo tàng content” của bạn vì 1 “tác phẩm” viral, và nhận ra các tác phẩm cũ của bạn còn hay hơn thứ mang họ đến đây. Họ sẽ không chỉ quay lại bảo tàng của bạn, họ sẽ nói về bạn với tất cả bạn bè của mình.
Thu hút sự chú ý của khán giả thì dễ. Với mạng xã hội, bạn có thể mua sự chú ý bằng ads. Nhưng giữ chân được sự chú ý của những người dùng Internet thì khó vô cùng. Cách duy nhất để làm được việc này, là tiếp tục tạo ra những tác phẩm tốt và tốt hơn nữa.
“When it comes to creating, consistently good usually beats unexpected brilliance.” - Akwaaba Tùng
Với sáng tạo nội dung, cái tốt và bền thường đánh bại cái viral nhưng thiếu nền tảng.