Akwaaba bạn 👋
Thông báo quan trọng: Blogging Bootcamp Writing On The Net #2 đã chính thức mở cổng đăng ký 🔥Bọn mình đang tìm kiếm 30 🌟bloggers hoặc blogger-wannabes🌟 để cùng thực hiện thử thách viết 30 ngày vào tháng 2 tới. (thông tin chi tiết ở cuối email này)
Bắt đầu newsletter của tuần này thôi nào!
💬 1 Quote
“Writing is not the outcome of thinking; it is the medium in which thinking takes place.” - Sonke Ahrens, How to take smart notes
“Viết không phải là kết quả của tư duy; viết chính là phương tiện để tư duy hình thành.” - Sonke Ahrens, How to take smart notes
⏮️ 1 Blog: Mấy chữ này miễn phí
“Mấy chữ này miễn phí” là vài dòng suy nghĩ mình viết vội trong 20 phút, nhưng lại giúp mình nhận ra một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của việc viết: mài dũa tư duy.
💡 1 Idea: Sai lầm lớn nhất của việc dạy viết ở Việt Nam
Hầu hết bloggers bỏ cuộc vì họ sợ sự “tàm tạm” quá. Họ sợ những gì mình viết chưa hoàn hảo. Và đi tìm sự hoàn hảo là sai lầm lớn nhất của bloggers.
Nhìn kĩ hơn, sai lầm này đến từ phương pháp dạy viết ở Việt Nam.
Sai lầm lớn nhất của việc dạy viết ở Việt Nam là coi việc viết phải được thực hiện trong 1 thời gian ngắn, và viết 1 phát phải ngon lành luôn.
Quá trình edit và feedback bị gạt bỏ hoàn toàn. Vì có trả bài cùng với nhận xét của giáo viên thì các em cũng chả sửa để làm gì. Bài kiểm tra tiếp theo đang đến rồi.
Việc này làm cho các em học sinh, bao gồm cả mình ngày xưa, coi mọi bài văn mình nộp là thành phẩm cuối cùng. Và con điểm các em nhận được là phán xét quan trọng nhất về khả năng viết của mình.
Thế nên mình mới sợ bị đánh giá khi viết. Mình sợ mọi từ mình viết ra đều là final. Giấy trắng mực đen.
Tệ hại nhất, việc dạy viết ở Việt Nam không dạy học sinh cách nghĩ. Thứ duy nhất học sinh được dạy là suy nghĩ của em không quan trọng bằng barem điểm của thầy cô.
Chỉ đến khi bắt đầu viết trên Internet, mình mới nhận ra 3 bài học này về việc viết:
1. Trong thế giới viết lách trên Internet, thứ người viết tập trung vào không phải là sự hoàn hảo.
Vì không có 1 barem điểm ngớ ngẩn, yêu cầu bài viết của bạn phải đủ từng này ý, hay dài từng này trang thì mới được gọi là hay, ở trên Internet, mỗi 1 blogger đang viết cho 1 nhóm độc giả khác nhau, với những “khẩu vị” khác nhau, để truyền tải những thông điệp của riêng họ.
Vậy nên, chả có gì là “hoàn hảo” cho tất cả mọi người hết. Câu hỏi luôn là: Hay cho ai? Và hay như thế nào?
2. Viết trên Internet không phải là đưa ra 1 lời khẳng định, mà là bắt đầu 1 cuộc trò chuyện.
Trong thế giới viết lách trên Internet, viết sai chính tả thì có người chỉ ra cho bạn để sửa, viết chưa rõ ý thì có người comment hỏi để bạn giải thích rõ hơn, viết hay thì nhiều người thích và chia sẻ, viết dở thì cũng chả ai nhớ.
Mục tiêu của blogging không phải là chứng minh mình đúng, mà là thể hiện 1 quan điểm và nhờ người đọc giúp mình nhận ra cái thiếu sót.
3. Trong thế giới viết lách trên Internet, thứ người viết tập trung vào là sự đều đặn và bền bỉ.
Không giống những cuộc chơi hữu hạn như 1 bài kiểm tra Văn cuối kì, viết trên Internet là 1 cuộc chơi vô tận. Ở trong cuộc chơi này, chơi càng lâu, càng bền, càng đều, bạn càng nhận được nhiều thứ.
Muốn đi đường dài với blogging, 1 blogger cần phải tiếp thu 3 tư duy này: (1) Những bản nháp đầu tiên luôn dở, (2) Những bài viết đầu tiên luôn tàm tạm, và (3) Mục tiêu không phải là sự hoàn hảo, mục tiêu là viết tốt hơn từng chút từng chút một.
Cả 3 tư duy này đều không hề được dạy trong các lớp Văn mình học ở Việt Nam.
Vậy nên là
Mình đã đóng gói tất cả những gì mình học được về viết lách suốt 3 năm qua vào Blogging Bootcamp Writing On The Net sắp tới.
Từ 4 tháng 2 đến 11 tháng 3 năm 2023, mình và Tuấn Mon (Many One Percents) sẽ đồng hành cùng 30 bloggers để thực hiện thử thách viết 30 bài trong 30 ngày.
Suốt 5 tuần thử thách, bọn mình sẽ chia sẻ những tư duy, framework, và công cụ thiết yếu nhất để thành công trên hành trình “Viết trên Internet” cho bạn, qua 10 buổi học trực tuyến, 5 writing workshops, và 5 idea workshops.
Bạn sẽ áp dụng ngay lập tức những bài học này vào 30 bài viết của mình. Cùng nhau, chúng ta sẽ không chỉ thực hành liên tục để viết tốt hơn, chúng ta cũng sẽ hình thành 1 thói quen viết lách, và vượt qua nỗi sợ viết trước công chúng trên Internet.
Đây sẽ là 1 khoản đầu tư không rủi ro của bạn, vì:
📌 Nếu bạn hoàn thành 25/30 bài viết trở lên, bọn mình sẽ tặng bạn 1.000.000 VNĐ.
📌 Nếu bạn tham gia tất cả 10 buổi học, hoàn thành 30 bài viết đúng hạn (11/3), và vẫn cảm thấy không học được gì, bọn mình sẽ hoàn trả toàn bộ học phí khóa học cho bạn.
Đăng ký tham gia Bootcamp ở đây: https://lu.ma/WOTN2-sign-up
Giáo án chi tiết ở đây: https://bit.ly/WOTN2-syllabus
Đọc thêm về WOTN và testimonials của học sinh cũ ở đây: https://www.movahoi.com/khoa-hoc/writing-on-the-net
❓ 1 Poll
Nếu bạn là 1 blogger hoặc blogger-wannabe, nỗi sợ lớn nhất của bạn khi viết trước công chúng là gì?
Thế thôi, hẹn gặp bạn vào tuần sau!
Akwaaba Tùng
Khi viết trên internet, mình sợ nhất là sự phán xét về nội dung của người đọc, sợ mọi người sẽ liên tưởng và ấn định rằng "cô ý viết như thế, cô ý là người như vậy!" mà trong khi bản thân mình thì vẫn đang đi tìm xem rốt cuộc "mình là ai?"