[One Idea Monday] Người phiên dịch, Trào lưu văn hóa, và Phỏng vấn
Akwaaba friends,
2 tuần trước, mình viết về Mavens - những người hiểu biết sâu và Connectors - những người quan hệ rộng. Tuần này, mình sẽ gói trọn series 3 Ideas này bằng việc giải thích sự lan truyền của một ý tưởng, một hiện tượng, một trào lưu văn hóa mà bằng mắt thường, chúng ta không thể lý giải được.
1 Idea
Theo thuyết Khuếch tán Đổi mới (Diffusion of Innovation) của E.M Rogers, có thể chia loài người thành 5 nhóm, dựa trên cách họ tương tác với 1 công nghệ mới:
Innovators: chiếm 2.5% dân số. Đây là những người phát minh ra những công nghệ mới. Những Steve Jobs, Elon Musk, Luis von Ahn của thế giới.
Early Adopters: chiếm 13.5% dân số. Những người đăng ký waitlist để thử sản phẩm Beta, những người pre-order chiếc Iphone đầu tiên, những người xếp hàng trước 1 ngày để được trải nghiệm Apple Store đầu tiên.
Early Majority: chiếm 34% dân số. Những người cẩn thận, nhưng cởi mở hơn mức trung bình với việc thử 1 công nghệ mới.
Late Majority: chiếm 34% dân số. Những người khó thuyết phục, chỉ sử dụng công nghệ mới khi đã có hơn 50% dân số sử dụng.
Laggards: chiếm 16% dân số. Những người nghĩ là đồng tính là 1 bệnh, vẫn dùng internet explorer và zing mp3, chỉ chuyển sang dùng điện thoại cảm ứng khi không còn ai bán điện thoại bấm nữa. Anh em lag.
Giả thuyết này không chỉ được áp dụng để lý giải sự khuếch tán của công nghệ, mà còn của ý tưởng, hiện tượng xã hội, văn hóa… Theo Rogers, 1 ý tưởng liệu có đạt được thành công đại chúng không, phụ thuộc hoàn toàn vào bước nhảy từ Early Adopters sang Early Majority. Bước nhảy này được biết đến với nhiều cái tên: The Chasm, The Tipping Point, Product-Market Fit…
Theo Malcolm Gladwell, 1 trong những điều kiện quan trọng giúp bước nhảy xảy ra là ý tưởng thuyết phục được 1 số “người phiên dịch” quan trọng. Vì Innovators thường hoạt động ở một tần suất rất xa quần chúng, ngôn ngữ và ý tưởng của họ cần được phiên dịch lại.
Người phiên dịch ý tưởng là người có thể mang một khái niệm rất phức tạp, như Web3, và giải thích nó một cách rất dễ hiểu VÀ dễ nhớ cho nhiều người. Trong mọi cuộc cách mạng về văn hóa hay công nghệ, nếu thiếu đi những người phiên dịch, ý tưởng sẽ không bao giờ nhảy và mãi thuộc về 1 nhóm fan cuồng nhỏ.
Mavens và Connectors chính là những người phiên dịch. Maven có khả năng giải thích những ý tưởng phức tạp theo 1 cách ai cũng có thể hiểu được. Còn Connector có khả năng kết nối mọi người với Mavens để lan tỏa ý tưởng xa hơn nữa.
Ai trong chúng ta cũng biết một vài Mavens hoặc Connectors, có lẽ chính bạn là 1 trong số này. Họ là những người chúng ta sẽ tin ngay lập tức nếu họ khuyên ta dùng 1 sản phẩm/ nghe 1 bài hát/ xem 1 video/ đọc 1 cuốn sách/ hay đăng ký 1 trải nghiệm. Những người có độ tín cao.
Vấn đề với xã hội hiện tại của chúng ta là: nhiều Mavens và Connectors đang bán độ tín để chuộc lợi về tài chính. Hiện tượng này còn được biết tới với cái tên Influencer Marketing.
Nhiều influencers lạm dụng sự tin tưởng mà công chúng dành cho họ. Khi chiễm chệ ở trên đỉnh cao danh vọng, trước những brand deal quảng cáo hậu hĩnh, họ vi phạm giá trị cốt lõi nhất của cả Mavens và Connectors: họ đặt lợi ích cá nhân lên trước tác động cộng đồng. Họ recommend những sản phẩm họ không tin và không sử dụng thường xuyên. Họ quảng cáo cả thuốc tăng cân lẫn kem giảm mỡ…
Ở thời kỳ của Influencer Marketing, niềm tin chính là thứ hàng hóa được giao bán đắt nhất. Maven hay Connector cũng chỉ là một status ai cũng có thể đánh mất nếu họ làm tổn thương niềm tin công chúng dành cho mình.
Sự lan truyền của 1 ý tưởng hay sự bùng nổ của 1 trào lưu văn hóa đều được bắt đầu bằng câu hỏi: “Tôi có tin người phiên dịch này không?”
1 Blog
“Chả cần gì, chỉ cần niềm tin” là một bài mình viết về mối quan hệ giữa Influencer và Follower, về một giao kèo không ai nói ra nhưng ai cũng nên hiểu.
“Là follower, bạn cần hiểu rằng hầu hết các influencers đều có thể có những động cơ quảng cáo, mà lợi ích của bạn không hề được đặt lên bàn cân. Hiểu rằng họ sử dụng một sản phẩm/ dịch vụ từ hoàn cảnh của họ, và đó không phải hoàn cảnh của bạn.”
1 Quote
An interview is not a relationship. Relationships are built in the silences. You spend time with people, you observe them and interact with them, and you come to know them.
~ Trevor Noah, Born A Crime
1 Discovery
Tuần này mình không có thời gian nghe nhiều podcast lắm, nghe 1 recommend 1 của Vừng - 1 podcast 15 phút về burn-out mà mình rất đồng cảm. Vừng nói về prioritization, cách nói không, và vài biện pháp xử lý burn-out nữa. Đặc biệt có ích cho các bạn hay bị book nói chuyện/ chia sẻ/ truyền cảm hứng 😉
If you like what you read, share it with a friend who might enjoy it as well 🥰
If someone shared this with you, subscribe to my newsletter to get this every Monday 📆
Have something to say? You can directly reply to this email. It’s a more private space compared to Facebook. I’m 99% more likely to respond. 🍻
Akwaaba, Tung