6 năm trước, mình từng có 1 ý định làm hẳn 1 page phê bình các câu thành ngữ tục ngữ tiếng Việt. Câu đầu tiên định làm là “Gần mực thì đen. Gần đèn thì rạng.” Bài này mình làm thử, phân tích case study của Lofi Girl qua lăng kính của James Clear và Malcolm Gladwell.
Lofi hip hop radio (còn được biết đến với cái tên Lofi Girl) đã dừng stream sau 2 năm liên tiếp hỗ trợ hàng trăm triệu học sinh. Lofi Girl mang đến một tín hiệu xã hội (social cue) rất thú vị, một tín hiệu mạnh đến nỗi bây giờ, dù đang ở nhà hay ngoài cafe, cứ khi nghe thấy nhạc Lofi là mình lập tức thèm deep work. Và chắc nhiều bạn cũng vậy.
James Clear có viết 1 đoạn mình rất thích trong Atomic Habits, đại khái là chúng ta có thể chống cự những cám dỗ trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài thì chúng ta đều trở thành sản phẩm của môi trường xung quanh mình.
Khi mình ở Việt Nam thì thú thật cũng hay vượt đèn đỏ mùa hè, nhưng sang bên này thì đi ngoan như cún vì ai cũng đi đúng luật. Hay 1 ông Mỹ ở Mỹ thì tham gia giao thông rất tuân thủ pháp luật, tới Việt Nam đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đánh võng các kiểu vì thấy ai cũng làm vậy :D Mình hay gọi đây là nhập gia tùy tục.
Còn Malcolm Gladwell gọi đây là giả thuyết Cửa sổ vỡ (Broken Windows Theory). Hiểu đơn giản là một người chả bao giờ luôn xấu hay luôn tốt, bản chất mình không tốt và bản chất ông Mỹ cũng không xấu. Người ta hành xử tốt hay xấu, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường xung quanh họ.
Điều này có nghĩa là, thay đổi được môi trường và các tín hiệu xã hội đi kèm, chúng ta sẽ thay đổi được hành vi của bản thân mình và những người ở trong môi trường đó.
Lofi Girl chính là yếu tố môi trường nho nhỏ đó đối với mình và nhiều bạn học sinh. Vẫn cùng cái bàn học đấy trong cái phòng đấy bao nhiêu năm nay, nhưng đeo tai nghe vào, bật lofi lên thì mình lại muốn học hơn nhiều so với khi không có lofi.
Mình đặt tên “Yếu tố Lofi” là một tín hiệu xã hội (social cue) hỗ trợ việc hình thành một thói quen tốt. Một thứ gì đó khiến bạn muốn làm một việc mà bình thường bạn sẽ không muốn làm.
Với việc học, có thể yếu tố lofi của bạn không phải là nhạc lofi, mà là nhạc rap hay nhạc indie. Kết hợp với âm nhạc (thính giác) cũng có thể là mùi cà phê (khứu giác), giao diện Notion (thị giác), hay một nhóm bạn học cố định (cộng đồng)…
Khi xây dựng cộng đồng học tập ở MỞ, bọn mình tập trung vào việc tạo ra nhiều “yếu tố Lofi” nhất có thể. Với môi trường online, yếu tố bọn mình tận dụng nhiều nhất chính là yếu tố cộng đồng học tập.
Giống như James Clear, bọn mình tin là cách tốt nhất để hình thành và duy trì một thói quen tốt chính là đắm mình vào những cộng đồng thực hành thói quen đó. Sợ viết mà muốn viết đều hơn thì nên đi tìm một cộng đồng thích viết. Thích học mà những người xung quanh mình ghét học thì nên đi tìm một cộng đồng thích học.
Ví dụ ở lớp Writing on The Net, mỗi lần thấy một bạn trong lớp đăng daily blog là các bạn khác lại bị peer pressure phải viết. Mỗi bạn học sinh trong lớp trở thành những Lofi Girl của nhau :D
Câu “Gần mực thì đen. Gần đèn thì rạng.” có khi lại rất đúng :D
Comment cho mình biết Yếu tố Lofi của bạn với việc học là gì nhé!!
—
Mình và Fuong, cofounder của MỞ có bàn thêm về Xây dựng cộng đồng học tập ở đây: https://spoti.fi/3NQXKa9
Mọi người tham gia Cộng đồng Mê học ở đây: https://movahoi.com/khoa-hoc-hoc-cach-hoc-1/
Cộng đồng mê Blog ở đây: https://bit.ly/WoTN-Waitlist