Đỉnh cao phong độ?
Hôm nay có đi qua danh sách 18 under 18 - ghi nhận những cá nhân xuất sắc trước 18 tuổi. Trời đụ. Dường như là peer pressure từ mạng xã hội thôi là chưa đủ :))
Khi đọc danh sách này thì mình có 2 phản ứng. Phản ứng đầu tiên là nghĩ thôi đời mình bỏ đi ** rồi, 22 tuổi chả làm được cái quần què gì cho mình hoặc cho đời. Phản ứng thứ 2 là wow, đây là những con người rất thú zị mà mình rất muốn làm quen, học hỏi và giúp đỡ.
Làm quen và học hỏi vì để đạt được thành công và sự ghi nhận như vậy, các bạn hẳn đã phải đánh đổi nhiều thứ. Những người đánh đổi nhiều là những người có nhiều thứ để học.
Còn giúp đỡ vì mình nghĩ nhiều lúc, các bạn trẻ có được sự ghi nhận và thành công sớm (kiểu thần đồng) lại cứ phải gồng mình lên để sống cho đúng với cái kỳ vọng của xã hội. Cái kỳ vọng là mày đã thành công sớm như thế này rồi, thì 5 năm sau mày phải to hơn nữa nhé.
Tiếng tăm tạo ra kỳ vọng. Kỳ vọng ăn mất con người, hay quyền thể hiện con người thật.
Mình thì chưa bao giờ được phân loại là "thần đồng", nhưng cũng có trải nghiệm những áp lực phải mỗi ngày một "tốt" hơn, "giúp" được nhiều người hơn...cho xứng với những gì mọi người nghĩ về mình trên mạng xã hội.
Những thứ mình thể hiện nhiều trên mạng xã hội và những thứ bạn thấy mình được tagged vào chỉ là phần highlight của cuộc sống bình thường của mình thôi. Đúng, mình nghĩ nhiều và nói lắm. nhưng mình cũng cợt nhả, không biết nhiều thứ, nói vấp, thích ngoáy mũi, và nhiều hơn thế nữa.
Và mình nghĩ những con người xuất hiện ở những danh sách kia, 18 under 18 hay 30 under 30, cùng với những thành tựu họ đạt được, cũng chỉ cho bạn thấy một phần rất nhỏ trong cuộc sống phức tạp của họ, với những đánh đổi mà chúng ta không thể biết hết được.
Một người chị của mình từng nói 1 câu rất hay, đại ý là: "Chúng ta không nên so sánh highlight reel của mọi người với tất cả những thứ xấu xí không filter của mình."
Mà tại sao lại là highlight lúc 18 tuổi/ 30 tuổi nhỉ?
Từ ngày làm giáo dục, mình học được cách tin rằng mọi đứa trẻ đều là những nụ hoa chớm nở, chỉ cần ta luôn yêu thương, tin tưởng và chăm sóc chúng. Điều khó nhất của nghiệp này, là bạn sẽ chẳng bao giờ biết chừng nào hoa mới nở.
Có những đứa trẻ đang nở khi ngồi trong lớp của bạn. Nhưng cũng có những đứa trẻ sẽ bung lụa 10 năm sau khi bạn nói một lời động viên vào ngày nó nghĩ cả thế giới sụp đổ.
Với những bông hoa nở sớm, làm thế nào để chúng ta tạo nên một chỗ dựa và trao niềm tin cho chúng tiếp tục vươn xa? Với những bông hoa chưa nở, làm thế nào để chúng ta không bao giờ mất niềm tin vào việc một ngày chúng sẽ nở rực rỡ?
Gần đây mình nói chuyện nhiều với những bạn trẻ có thể được gọi là "thần đồng"/ "hoa nở sớm". Mình thấy rất hâm mộ các em, với cách xử lý truyền thông và áp lực xã hội ở cái tuổi chưa được đôi mươi. Và mình cũng muốn các em biết rằng dù cả thế giới có một ngày tự dưng quay lưng lại với chúng nó, mình sẽ ở đây để lắng nghe chúng nó trải lòng.
Đến cuối cùng thì chúng ta cũng chỉ nhớ những người ở bên mình lúc tối tăm, chứ không phải chỉ lúc vinh quang.
Nhà giáo giỏi nhất ở cùng học sinh những lúc khó khăn nhất, chứ không phải nhà giáo chỉ xuất hiện trên bục trao giải.