học hỏi
Cái thời mình đi học ở Việt Nam, rất ít giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Thay vào đó, học sinh được khuyến khích để chép bài thật đầy đủ, cày đề thật chăm, để tuôn ra những câu trả lời như máy khi được gọi tên.
Ngồi trong lớp, sợ trả lời sai là một chuyện. Nhiều người trong chúng mình sợ hỏi những câu hỏi "ngu".
Mình cũng vậy. Mình từng ở trong nhiều lớp học và cảm thấy mình là người đần độn nhất thế giới, cảm thấy mọi câu hỏi mình đặt ra sẽ là sự phí phạm thời gian của mọi người, cảm thấy mình sẽ học được nhiều hơn bằng việc ngồi im nghe giảng và "hấp thụ" trí thông minh của những bạn xung quanh.
17 tuổi cắp sách ra nước ngoài học, mình mới được dạy “phải hỏi thì mới học được”.
Mình nhận ra rằng sức mạnh lớn nhất của việc đặt câu hỏi chính là sự chuyển giao trách nhiệm của việc học sang chính mình. Việc đặt câu hỏi không còn là nhiệm vụ của một bạn "thông minh" nào đó ở trong lớp nữa. Đặt câu hỏi là bước đầu tiên để làm chủ việc học của mình.
Ở trong một thế giới biến đổi không ngừng, câu trả lời cho một câu hỏi ngày hôm nay có lẽ sẽ không còn đúng vào ngày mai, 1 năm sau, hay 5 năm nữa. Chuyên gia hay học giả cũng đều phải liên tục “học hỏi”.
Từ “học hỏi” là một từ rất hay trong tiếng Việt. “Học hỏi” ám chỉ việc “học” - trau dồi kiến thức, phải đi đôi với việc “hỏi” - thắc mắc, phản biện kiến thức.
Và nhiều khi, việc hỏi đến trước, việc học đến sau.
Nhưng mà, hỏi như nào để học cho vào? Mời bạn tham dự chuỗi workshop Cùng nhau học “hỏi” của MỞ tối thứ 6 tuần tới: https://fb.me/e/3dvoq8LNw
Recommend Book: cuốn A More Beautiful Question tạo động lực để mình tất tay mời Hà Phương về dạy bộ môn này ở MỞ. Chúng ta ai cũng cần học hỏi những câu hỏi hay hơn!