Giả sử bạn ước mơ “trở thành 1 blogger và xa hơn là 1 tác giả sách” đi.
Để ước mơ này sống mãi, bạn chỉ cần không bao giờ viết là được. Nếu bạn không bao giờ viết, bạn sẽ không bao giờ phải đối diện với sự phê bình của công chúng, hay đối diện với sự thật là mình không giỏi như mình tưởng.
Sẽ chẳng ai nói với bạn là “Mày viết tệ thế!” nếu bạn không bao giờ chia sẻ những gì mình viết.
Ước mơ sẽ sống, nhưng là sống ở 1 miền đất bạn sẽ không bao giờ tới được.
Bạn sẽ không bao giờ thua nếu bạn không tham gia cuộc chơi phải không nào?
Sẽ luôn có những lý do mới cho việc tại sao bạn chưa bắt đầu theo đuổi 1 ước mơ: “Tôi cần thêm thời gian chuẩn bị/ những thiết bị tốt hơn/ 1 người thầy giỏi hơn…”
1 vài người có thể thực sự giải quyết những vấn đề này. 1 vài người không thể. Nhưng hầu hết thì không muốn.
Theo ngôn ngữ của cuốn “Dám bị ghét”, họ muốn giữ cho ước mơ trở thành 1 blogger của mình sống mãi ở trong “Miền đất của Khả năng” (”The realm of possibilities”).
“Tôi CÓ THỂ viết nếu tôi có đủ thời gian/ thêm trải nghiệm/ biết ngách của mình là gì/ một góc làm việc lý tưởng hơn/ một chiếc laptop tốt hơn/…”
“Miền đất của Khả năng” là nơi nhiều người giữ cho ước mơ sống, tới khi chính họ chết đi.
Có 1 vùng đất khác bạn cũng có thể gửi ước mơ của mình tới, mình gọi đây là “Miền đất của Thử nghiệm”. Đây là nơi bạn được “reality-check”,
nơi bạn ngã bầm dập khi chạy theo những ước mơ của mình,
nơi bạn nhận ra rất nhiều ước mơ của mình là hão huyền,
nhưng cũng là nơi bạn có thêm niềm tin vào 1 số ước mơ khác.
Ở Miền đất của Thử nghiệm, khi được hỏi “Mình có nên làm X không nhỉ?” (X là những hoạt động lành mạnh và hợp pháp), câu trả lời luôn là “THỬ ĐI!”
2 câu hỏi quan trọng tiếp theo là: “Thử trong bao lâu?”, và sau đó là “Mình có muốn thử tiếp không?”
Có 1 thống kê mình muốn chia sẻ với bạn, về Số videos được đăng tải trước khi đạt 1 triệu subs của 1 số kênh YouTube thành công nhất:
Khi nhìn vào thống kê này, mình tự rút ra 2 bài học:
Thứ nhất: 1 yếu tố rất quan trọng của thành công trong giới sáng tạo nội dung là sự bền bỉ.
Không 1 ai trong danh sách này hit 1 triệu subs trước khi đăng tải ít nhất 57 videos.
Nếu bạn có thể sản xuất và đăng 1 video long-form mỗi tuần (1 tần suất rất khủng), thì bạn cần làm việc này trong 13 tháng liền mới có thể chạm ngưỡng “upload TỐI THIỂU” để hit 1 triệu subs.
Thứ hai: Người thành công nhanh nhất chưa chắc đã là người thành công nhất.
Cũng ở danh sách trên, 2 kênh YouTube nhiều subs nhất (MrBeast và PewDiePie) là 2 kênh phải upload nhiều video nhất trước khi hit 1 triệu subs.
Nếu chỉ tập trung vào “tốc độ thành công” và so sánh mình với tốc độ phát triển của các channels kia, chắc MrBeast và PewDiePie đã bỏ cuộc lâu rồi.
Nhưng 1 lần nữa, sự bền bỉ vào cuộc và cho chúng ta 2 trong những YouTubers có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Mình không thể tưởng tượng được thời gian, công sức và chất xám cần bỏ ra để có thể sáng tạo 500 videos. Chưa bàn về chất lượng, riêng sự bền bỉ thôi cũng là 1 yếu tố mình quá nể rồi.
Nhưng trước khi có thể bền bỉ, bạn phải dám bắt đầu và thử nghiệm đã.
Mình đang không khuyên bạn là nếu có ước mơ trở thành YouTuber, bạn phải dành ít nhất 3 năm tiếp theo của cuộc đời mình để làm và upload 200 videos. Đây là bài toán bền bỉ - bạn có thể giải quyết sau.
Nhưng mình sẽ khuyên bạn là nếu có ước mơ trở thành YouTuber (hoặc blogger, podcaster), hãy bắt đầu với những thử nghiệm nhỏ. Đây mới là bài toán bạn cần giải - bài toán “Dám bắt đầu”.
Vd: Thử làm nội dung trong 3 tháng và upload 10 videos/ 20 bài viết/ 10 tập podcast → lắng nghe feedback từ Internet + tự reflect → rồi quyết định xem bạn có muốn tiếp tục theo đuổi ước mơ này không.
Khi bắt đầu thử nghiệm viết lách với blog này hơn 4 năm trước, mình đã tự đặt 1 deadline cho bản thân là 4 tháng, với tần suất viết tối thiểu là 10 ngày/1 bài. Kết thúc 4 tháng “thử việc” làm blogger, nhận thấy những tác động tích cực của việc viết lên cả mình và followers, mình quyết định tiếp tục thử nghiệm với blogging cho tới tận bây giờ.
Nếu mình không bắt đầu “thử nghiệm” 4 năm trước, có lẽ bây giờ mình vẫn đang sống trong “Miền đất của Khả năng”, mơ mộng về “1 ngày không xa” sẽ trở thành tác giả sách trong khi chả dám cho ai đọc những gì mình viết.
Nhờ dám dấn thân sang “Miền đất của Thử nghiệm”, kèm với việc bền bỉ sáng tạo gần 400 bài viết, mình đang được viết cho hơn 50 ngàn người hằng tuần, kiếm tiền từ việc viết, và đã nhận được 5 lời mời xuất bản sách trong năm qua.
Cái giá của thử nghiệm trong sáng tạo thường là rất rẻ. Đặc biệt là khi bạn tự cho mình 1 deadline hoặc 1 lượng sản phẩm (10 videos, 20 blogs, 10 podcasts) phải đạt được.
Thà sống 1 cách thật can đảm, dám chịu đau và thử nghiệm, để biết 1 ước mơ có phù hợp với mình không, còn hơn là cứ luyến quyến mãi quanh cái suy nghĩ:
“Tôi sẽ làm được thôi nếu…”
THỬ đi, đừng NẾU nữa.
—
✍️ THỬ theo đuổi ước mơ làm blogger và tham gia THỬ thách viết 30 bài trong 30 ngày cùng mình ở khóa học Writing On The Net #4 tại đây: https://lu.ma/wotn4
Trong trường hợp đẹp nhất, bạn rời khỏi khóa học với 30 bài viết, 1 triệu tiền thưởng, 1 trang blog có traction tốt, mối quan hệ với 1 cộng đồng bloggers khắp thế giới, và những hệ thống, framework để tiếp tục viết sau khóa học.
Trong trường hợp tệ nhất, bạn rời khỏi khóa học với 30 bài viết, 1 triệu tiền thưởng và kết luận được là blogging không dành cho mình, tạm biệt ước mơ này. Thế là bạn có thể tập trung theo đuổi những ước mơ khác!
🔒 Đặc biệt, nếu bạn tham gia đủ 10 buổi học và hoàn thành 30 bài viết mà vẫn cảm thấy chưa học được gì, bọn mình sẽ hoàn tiền 100% học phí cho bạn (không câu hỏi).
💰 Bọn mình đang ưu đãi 15% học phí cho 20 bạn đăng ký và chuyển khoản đầu tiên. Nhanh tay kẻo hết!!
—
Đăng ký tham gia Khóa học: https://lu.ma/wotn4
Ghé thăm Website Khóa học: https://bit.ly/writing-on-the-net-cohort-4-by-mở
Nhận thêm thông tin về Writing On The Net #4 và chuỗi sự kiện miễn phí: https://bit.ly/moreinfo-cohort4
Nhận email course “8 Bí mật cần biết về blogging” miễn phí: https://bit.ly/email-course-về-blogging-miễn-phí
Chưa tham gia được ngay? Đăng ký Danh sách Ưu tiên Cohort #5: https://bit.ly/waitlist-cohort5