Đi du học biến tôi từ một người đầy đặc quyền thành một người gần như chả có gì.
Du học là dành thời gian để học một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình, tập luyện nó hàng ngày, để thỉnh thoảng bị chửi là “Mày nói gì tao không hiểu. Học lại tiếng Anh đi.”
Du học là ngồi trong lớp nghe những trò đùa thầy cô kể với học sinh bản địa da trắng, 2 bên cười phớ lớ mà mình chả hiểu gì.
Ở Việt Nam, ốm nhẹ thì bố mẹ lo, nặng thì đi viện. Du học thì bảo hiểm chỉ dám mua gói rẻ nhất. Có chết cũng không dám lên xe cấp cứu.
6 năm du học, mình nhảy qua nhảy lại giữa hai thế giới: hè về Việt Nam thì thành người Kinh đa số, ra nước ngoài lại là người Việt thiểu số.
Du học, đối với mình, là một lựa chọn rời khỏi nơi mình có những đặc quyền của một nhóm đa số, sống cuộc đời của một nhóm thiểu số, và cố gắng tiến lên trong một hệ thống không được thiết kế để hỗ trợ mình. Hệ thống đó được thiết kế để ưu ái nhóm đa số của xã hội họ.
Trải nghiệm du học không chỉ làm mình nhìn ra những đặc quyền của mình rõ ràng hơn, mà cũng buộc mình nhìn mọi “lẽ thường” ở Việt Nam khác đi. Những điều mình được dạy hay nghe kể về “người dân tộc” có lẽ cũng giống cách người Mỹ trắng được dạy về “người Châu Á”.
Nhiều quan niệm sai vì nó thiếu đi lời kể của những người trong cuộc. Và chỉ khi mình được ngồi xuống với những người sẵn sàng bỏ định kiến sang một bên và lắng nghe như một đứa trẻ lần đầu nghe chuyện, thì sự thấu hiểu mới có thể đạt được.
Mình biết những người bạn Trung Quốc từng học cùng mình cấp 3, cảm thấy cần phải che dấu văn hóa của mình, để hòa nhập với cái “văn minh” phương Tây. Mình nghe các bạn kể về cảm giác xấu hổ khi thấy những cái nhướn mày của các bạn châu Âu mỗi lần kể về một món đặc sản Trung Quốc như ngẩu pín.
Và dù mình thường luôn tự hào về văn hóa Việt mà mình đại diện, mỗi khi được hỏi người Việt có ăn thịt chó không mình cũng không giấu nổi sự xấu hổ.
“Sự đứt gãy xảy ra khi chính người bản địa cũng tin rằng những gì xấu xí truyền thông nói về mình là sự thật. Nhiều người không còn tự hào bởi văn hoá của mình, nhiều người lợi dụng sự hiểu sai để cố tình làm sai.”
Đây là một đoạn trong bài viết về tục kéo vợ của người Mông mà anh Long đã đánh thẳng vào tim của một thằng du học sinh lâu năm. Một thằng sống giữa 2 thế giới: một thế giới cho nó đầy đặc quyền và một thế giới đẩy nó ra rìa xã hội.
Mình mong các bạn đọc bài báo đầy đủ, để hiểu rằng ta đang ngồi ở thế giới của ta để đánh giá cách họ sống ở thế giới của họ. Có lẽ, chúng ta cần nhiều hơn sự thấu hiểu và tôn trọng, để bớt đi sự phán xét và can thiệp.
Bài đầy đủ: https://vietcetera.com/vn/hieu-dung-ve-tuc-keo-vo?utm_source=web&utm_medium=copy-link-web
—
Waitlist for our “Writing on Net” course: https://bit.ly/Wait-List-Writing-on-the-Net Subscribe to MỞ’s “Science of Learning” Newsletter: https://bit.ly/Science-of-Learning-Newsletter
Thanks for writing this :) I really resonate with a lot of your experiences in here.