Team MỞ mới bắt đầu sử dụng Curius. Đây là 1 extension cho phép bạn highlight và lưu lại mọi thứ mình đọc/xem online. Nhưng tính năng thú vị nhất của Curius, với mình, chính là tính năng follow account của bạn bè, cho phép người dùng nhìn thấy được bạn mình đọc và highlight những gì.
Đối với mình, đây là 1 cheat code thực sự. Nếu sử dụng đúng cách, bạn sẽ được nhìn vào “bộ não” của mọi người trong team, tiếp cận được tận nguồn của kiến thức và cách suy nghĩ của teammates.
Nhìn vào 1 highlight trên Curius giống như nhìn vào trailer cho 1 bài viết vậy. Và nếu trailer đủ thú vị, mình sẽ ấn vào đọc.
Kể cả khi mình không chủ động ấn vào để đọc những highlights của đồng đội, mình vẫn nhận được “peer pressure” sau khi nhìn thấy “Phương vừa đọc 1 article về EdTech Trend 42 phút trước” hay “Ngọc vừa xem 1 bài giảng về Digital Marketing 2 tiếng trước”.
Thế là mình tự nhiên thấy thôi thúc để đi học 1 cái gì đấy “bổ não”.
Người tiêu cực nhìn vào tính năng của Curius có thể nói nó tạo ra “áp lực ngang” không đáng có. Người tích cực như mình nhìn vào sẽ thấy đây là “động lực ngang” (peer motivation) chứ không phải áp lực.
Thay vì 1 newsfeed toàn những video vô tri với ads (như Facebook), hoặc toàn flex thành tựu mà chả thấy quá trình đâu (như LinkedIn), thì “newsfeed” của Curius khuyến khích 2 hành vi rất tích cực: Học tập (đọc, xem, highlight) và Chia sẻ kiến thức.
Những người sử dụng Curius không highlight 1 article để thể hiện “Tao đọc bài này rồi nhé!”, họ highlight để có thể truy hồi kiến thức dễ hơn, và biết đâu đấy, 1 người trong network của họ cũng sẽ thấy kiến thức này thú vị.
Chung quy lại thì “áp lực” hay “động lực” cũng là do điểm nhìn của bạn.
Gặp 1 người giỏi, bạn luôn có thể nghĩ: “M*, nó giỏi thế. Mình cố nữa cố mãi cũng không bao giờ bằng nó được.”
Hoặc bạn cũng có thể nghĩ: “M*, nó giỏi thế. Không biết nó làm như nào nhỉ? Để hỏi xem có học được gì không.”
Peer Pressure có bao giờ biến mất không? Không.
Còn là học sinh thì so đo điểm số với internship. Khi đi làm thì so đo lương lậu với cơ hội thăng tiến. Có gia đình thì so đo nhà cửa với trình độ của con cái…
Sẽ luôn có những “cuộc đua” mới để bạn có thể cảm thấy peer pressure. Vậy nên áp lực đồng trang lứa sẽ không bao giờ biến mất.
Nhưng, mối quan hệ của ta với nó có thể thay đổi. Và góc nhìn của ta về nó nữa.
Áp lực ngang đến từ mong muốn phải “giỏi ngang hoặc giỏi hơn” một ai đó.
Động lực ngang đến từ mong muốn học hỏi từ thành công của một ai đó.
1 bên là tư duy hơn thua - bạn được thì tôi mất.
1 bên là tư duy cầu tiến - tất cả cùng đi lên.
Đời đã khó rồi mà. Sao không nghĩ cách để tất cả cùng đi lên?
—
Trong thử thách viết 7 ngày cùng cộng đồng cựu học sinh Writing On The Net #wotn_alumni, bọn mình có 1 tracking sheet để mọi người có thể tự theo dõi tiến trình của bản thân và những người tham gia thử thách cùng mình.
Mọi người có thể nhìn vào đây và nghĩ “peer pressure thế?”. Nhưng ở trong cộng đồng của bọn mình, đây là peer motivation. Ai cũng thấy viết cùng đồng bọn thì có động lực và bớt sợ hơn, bao gồm cả mình!
Bạn có thể đăng ký waitlist của khóa học WOTN #4 để viết 30 ngày cùng bọn mình trong tháng 10 ở đây: https://bit.ly/wotn4-waitlist
Bạn có thể subscribe Newsletter của mình để không lỡ mất ngày nào trong challenge 7 ngày ở đây:
Công nhận em cảm nhận được tinh thần này trong cộng đồng WOTN luôn. " Wao, mọi người xem/đọc mấy cái hay hay này á.", "Ô, mọi người đang thảo luận cái này hay tóa." -> Mình cũng học xem. Lúc nhìn vô cái bảng Tracking, thấy thầy Tùng đang huming bài 3 thì suy nghĩ đầu tiên của em là: "Ôi, đỉnh vã-i. Mình cũng phấn đấu viết hoàng đoàng hơn mới được." Đúng là rất tự nhiên, cái dòng suy nghĩ của mình cũng thấy đó mà peer motivation, người chia sẻ cũng không có ý tạo "áp lực ngang". Em mê cái tinh thần "tất cả cùng đi lên" này cực TT.
Nice one Tung!