1,000 fan cứng
Nhân dịp Người Kể Chuyện mới boost fame cho blog với 1,000+ followers mới, tôi tự hỏi: “Nếu ngày mai tỉnh dậy, blog mình có 100K followers thì tôi liệu có viết khác đi để chiều lòng đám đông này không?”
Bài viết này khám phá một lý thuyết rất nổi tiếng trong nền kinh tế sáng tạo, với tên gọi “1000 fan cứng”.
Trong lý thuyết “1000 fan cứng”, Kevin Kelley nói rằng, một content creator hay một nghệ sĩ không cần phải có hàng triệu followers, với brand deal đầy mình thì mới có thể kiếm sống được bằng nghề sáng tạo. Thực chất bạn chỉ cần 1000 fan cứng - những người sẵn sàng mua bất cứ một sản phẩm nào bạn tạo ra ở một mức giá hợp lý. Ủa là sao?
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói có 3 cách creators kiếm tiền: (1) adsense: từ quảng cáo chạy trên platform như YouTube, (2) partnership: các brand sẽ trả tiền để creators tag, review, hoặc giới thiệu sản phẩm của mình, và (3) creators as businesses: creators tự bán những sản phẩm chất lượng cao (premium) mình làm, qua nền tảng của riêng họ.
Nếu cách (1) khiến creators phụ thuộc vào platform, còn cách (2) buộc creators phụ thuộc vào brand và nhiều khi phải hy sinh chất riêng của mình để làm những content quảng cáo giả trân. Thì cách (3) giúp creators được tiếp tục tạo ra những sản phẩm mình thực sự thích mà không cần phụ thuộc vào ai khác ngoài fan của mình.
Những sản phẩm này rất đa dạng, từ áo phông, bánh mì đến sách, workshop, khóa học. Creators ở level này được kiểm soát 100% dòng tiền.
Quay lại lý thuyết “1000 fan cứng”, Kevin Kelley nói rằng để sống tốt, một creator chỉ cần 1000 fan cứng sẵn sàng mua tối thiểu 100 đô tiền sản phẩm bạn tạo ra trong 1 năm.
100 x 1,000 = 100,000 đô (2.3 tỉ đồng) toán nhanh.
Dĩ nhiên chúng ta đang bỏ thuế má và chi phí sản xuất qua một bên. Nhưng ý tưởng cốt lõi của bài blog mà Kevin viết từ năm 2008 đã tạo ra một thế hệ creators as founders, một level tiến hóa trong cách creators kiếm tiền mà mình dự đoán đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Khái niệm fan cứng ở đây rất quan trọng nên nhắc lại: 1 người sẵn sàng mua bất cứ một sản phẩm nào bạn tạo ra ở một mức giá hợp lý.
Bạn cần bán bao nhiêu khóa học hay áo phông trong 1 năm để đủ sống? Trong X followers bạn đang hiện có, bao nhiêu Y sẵn sàng đăng ký một khóa học bạn dạy, hay một chiếc áo phông bạn bán? Đây là 2 con số duy nhất quan trọng với một creators ở level 3.
Số follower, view, like, comment, share không có ý nghĩa gì, nếu fan không trở thành “fan cứng”.
Sự ra đời của TikTok làm cho nhiều người nhầm lẫn giữa sự chú ý và lòng trung thành. TikToker xây dựng tiếng tăm rất nhanh. Nhưng trong 10K, 100K followers của bạn, bao nhiêu người sẵn sàng mua bất cứ một sản phẩm nào bạn tạo ra ở một mức giá hợp lý.
Sự chú ý là thứ các brand tìm kiếm. Nhưng với creators ở level 3, đó là lòng trung thành. Vì thứ họ cần là sự tự do để tạo ra những thứ mình thích, cho những người trung thành với những giá trị họ kiến tạo.
Sáng nay tôi hỏi anh Tuấn Mon là “Nếu ngày mai tỉnh dậy, blog của anh có thêm 100K followers, thì anh có viết khác đi không?” Tuấn Mon trả lời là không. Lý do: mình phải nhất quán với những giá trị mình đã hứa từ ban đầu.
Bước đầu tiên, hãy trung thành với phong cách và fan cứng của mình. Thà mất 99K fan phong trào, còn hơn mất 1K fan cứng.
P/s: khi mình nói level, đơn giản là do chưa biết dùng từ nào thay thế. Không hề có ý creators as businesses là thượng đẳng. Chỉ là các cách khác nhau.
Pp/s: tôi cũng biết mình xấu nên vẫn chưa thấy brand nào liên hệ =))
—
Hiểu cơ bản về Creator Economy:
Blog 1000 True Fans: https://kk.org/thetechnium/1000-true-fans/
Waitlist for Tuan Mon and my “Writing on the Net” course: https://bit.ly/Wait-List-Writing-on-the-Net
Subscribe to MỞ’s “Science of Learning” Newsletter: https://bit.ly/Science-of-Learning-Newsletter